Hoạt động huy động vốn đang có nhiều thay đổi, trong đó ngân hàng (NH) khuyến khích người dân gửi dài hạn nhưng lại thoải mái cho rút trước hạn.
Thật ra đây chỉ là cách để NH biến vốn huy động ngắn hạn thành dài hạn để được cho vay theo lãi suất thỏa thuận.
Vui vẻ cho rút trước hạn
Chị K. (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) định gửi tiết kiệm ba tháng tại NH quy mô lớn ở TP.HCM. Lãi suất cao nhất là 10,499%/năm hầu hết rơi vào các kỳ hạn gửi 36 tháng, ngắn thì cũng 378 ngày (13 tháng). Chị K. “chấm” lãi suất 10,499%/năm nhưng không thích gửi đến 36 tháng. Nhân viên NH tư vấn kỳ hạn gửi không phải là vấn đề gì to tát. Cứ gửi 36 tháng rồi chọn luôn kỳ hạn muốn rút trước hạn, có thể là một, hai hoặc ba tháng....
Trên cơ sở này, trong thời gian 36 tháng, nếu rút trước hạn theo đúng định kỳ đã chọn thì NH trả đủ lãi. Ví dụ nếu gửi 36 tháng và chọn định kỳ rút vốn trước hạn là sau mỗi ba tháng, chị K. được hưởng đủ lãi suất nếu rút vốn trước hạn vào các định kỳ 3, 6, 9, 12 tháng kể từ khi gửi...
Cũng có NH cam kết nếu gửi 36 tháng nhưng rút trước hạn thì được trả một phần lãi suất cho thời gian thực gửi. Nói là trả một phần nhưng gần như trả hết.
Hầu hết các NH đều đã vắt óc và đã thành công khi thiết kế sản phẩm huy động để biến vốn ngắn hạn thành vốn gửi dài hạn. Các sản phẩm này đạt được hai yêu cầu là làm vừa lòng người gửi tiền và thể hiện trên sổ sách đó là vốn huy động trung - dài hạn. Nhờ vậy, gần đây trên sổ sách, lượng tiền gửi trung - dài hạn tại các NH tăng mạnh nhưng trên thực tế người gửi tiền chỉ gửi ngắn hạn vì họ có thể rút bất kỳ khi nào cần.
Một phó tổng giám đốc NH quy mô lớn ở TP.HCM cho biết có đến 70% vốn huy động là gửi theo chương trình lãi suất thả nổi 36 tháng, nhờ vậy vốn trung - dài hạn trong nguồn vốn của NH có tăng. Nhưng ông cũng thừa nhận thực tế người dân chỉ gửi 1-3 tháng. Trên sổ sách họ gửi 36 tháng nhưng có quyền rút ra sau 1, 2, 3... tháng và NH vẫn trả đủ lãi đã cam kết cho thời gian thực gửi. Có thêm được vốn trung - dài hạn, NH mới có thể cho vay theo lãi suất thỏa thuận.
Bắt buộc phải lắt léo
Khi đề cập về nguồn vốn trung - dài hạn, nhiều NH nói thật ra đó chỉ là cách lách để có thể áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận.
Vì vậy, tại cuộc họp Hiệp hội NH mới đây, một số NH đã kiến nghị NH Nhà nước nên có quy định rõ ràng về việc cho phép rút vốn trước hạn, nếu không sẽ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng nhiều NH cho rằng NH Nhà nước không thể can thiệp vào việc này vì đây là thỏa thuận giữa NH và người gửi tiền.
Theo thông lệ quốc tế, NH sẽ gắt gao, thậm chí không trả lãi cho người gửi tiền nếu rút trước hạn. Tuy nhiên tại VN, do tập quán nên NH không thể áp dụng quy định này mà vẫn linh hoạt cho người gửi tiền rút trước hạn và thanh toán đủ lãi suất theo thỏa thuận. Các NH cũng cho rằng việc biến ngắn thành dài này là có thỏa thuận giữa người gửi và NH, về phía người gửi được lợi hơn nên họ hưởng ứng.
Tuy nhiên, nhiều NH nói rằng cực chẳng đã họ mới phải biến tiền gửi ngắn hạn thành dài hạn. Họ cũng thừa nhận không chỉ với huy động vốn, họ còn phải biến các hợp đồng vay ngắn hạn thành hợp đồng vay trung - dài hạn để được áp dụng lãi suất thỏa thuận 15-18% thay vì phải theo trần lãi suất chỉ có 12%/năm.
Phó tổng giám đốc một NH cổ phần tại Q.1, TP.HCM khẳng định việc lắt léo được xem là sống còn vì chỉ có thế NH mới có thể cho vay theo lãi suất thỏa thuận, thu đủ chi phí, đảm bảo có lãi. Nhiều NH còn nhận định tình trạng lắt léo trong huy động vốn mới chỉ là khởi đầu, nếu cơ chế lãi suất này còn được duy trì sẽ còn những chuyện không tưởng xảy ra. Có thể đến lúc nào đó 100% vốn huy động tại NH sẽ là vốn trung - dài hạn.
Theo Báo Tuoitre
(HBĐT) - Theo kế hoạch phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt, trong 245 tỷ đồng đầu tư cho các dự án thuỷ lợi đang triển khai trên địa bàn tỉnh, có 130 tỷ đồng được đầu tư cho 31 dự án an toàn hồ chứa đang triển khai trên địa bàn 8 huyện: Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn và Kim Bôi.
Không dừng lại ở mức 17%/năm, lãi suất cho vay thỏa thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn sau một thời gian ngắn triển khai đang được một số NHTMCP đẩy lên mức khá cao: 18-20%/năm.
Tạo lập sự bình đẳng, tự do cạnh tranh giữa các Tập đoàn và các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác sẽ là điểm đáng quan tâm nhất, nếu không các Tập đoàn sẽ tập trung vào mục tiêu lợi ích nhóm và độc quyền tập đoàn, gây tổn hại cho nền kinh tế và xã hội.
(HBĐT) - Ngày 16/3, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình khuyến công Quốc gia đến năm 2012. Dự hội nghị có đại diện Cục Công nghiệp địa phương, Bộ Công thương; lãnh đạo các sở, ngành chức năng; UBND các huyện, thành phố. Đồng chí Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị..
(HBĐT) - Trong vài năm trở lại đây, đời sống của người dân xã Liên Hoà (Lạc Thuỷ) không ngừng được nâng lên và dần đi vào ổn định. Có được kết quả đó là nhờ người dân trong xã đã vận dụng có hiệu quả mô hình nuôi ong lấy mật cho thu nhập cao.
Chính sách lúa gạo hiện hành sẽ không còn chỗ đứng khi thỏa thuận về lúa gạo trong AFTA được áp dụng. Vì vậy, phải thiết kế ngay chính sách điều hành, xuất khẩu gạo cho bối cảnh mới