Hạn hán nhiều hồ đập cạn trơ đáy.
(HBĐT) - Theo ước tính hiện nay, toàn tỉnh có khoảng trên 3.000 ha lúa đã cấy đang bị hạn. Một trong những khó khăn trong công tác chống hạn là thiếu nguồn nước để tưới. Tại các hồ, đập mực nước xuống rất thấp.
Nhiều hồ không đủ để tưới trong vòng 1-2 tháng tới, nguy cơ mất mùa vì hạn hán đang hiển hiện trên nhiều cánh đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, một số hồ, đập của huyện Lương Sơn vẫn còn mực nước xấp xỉ mức nước dự trữ, đảm bảo đủ nước tưới.
Theo kế hoạch, vụ chiêm - xuân năm nay, huyện Lương Sơn gieo cấy 2.110 ha lúa, huyện đã cấy được 2033 ha. Đầu vụ, thời tiết thuận lợi cho gieo mạ, cấy lúa nên đã cơ bản kết thúc cấy trước 25/2, đảm bảo khung thời vụ. Tuy nhiên, từ giữa tháng 2 đến nay, trên địa bàn huyện không có mưa, trời nắng nóng kéo dài, gây ra tình trạng hạn hán. Trước tình hình trên, huyện đã chuyển 132 ha sang trồng màu. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn huyện hiện có 315 ha lúa thiếu nguồn nước tưới và 70% diện tích đang cần tưới.
Lương Sơn có 9 hồ đập lớn, còn lại là các hồ, ao nhỏ. Hiện nay, nguồn nước ở nhiều hồ, đập đang xuống thấp, chỉ còn khoảng 30% dung tích nước dự trữ. Tuy nhiên, có một số hồ đập vẫn còn nguồn nước khá, đảm bảo cho tưới tiêu như đập Suối Ong, xã Tiến Sơn, mực nước xấp xỉ dự trữ; hồ Đồng Chanh còn khoảng 50%; hồ Đập Bi, Khoang Bưởi (Cư Yên) mực nước đủ tưới tiêu.
Theo khảo sát đánh giá, khu vực nào còn nhiều rừng thì ở đó hồ đập còn nhiều nước, mực nước bị hao tổn cũng ít. Những hồ nào xung quang không có rừng thì nước nhanh bốc hơi hoặc ngấm vào đất, có hồ cạn kiệt không còn nước. Tại những diện tích lúa đang bị hạn, việc khó khăn là kinh phí để bơm nước. Do nguồn nước cách xa ruộng nên việc bơm tưới gặp nhiều khó khăn. Để chống hạn cứu lúa, huyện Lương Sơn đã phân bổ 400 triệu đồng hỗ trợ nhân dân tiền điện và dầu để bơm nước tưới tiêu cho lúa. Ngoài ra, thay mới 1 máy bơm thủy luân ở xóm Đồng Chúi, xã Tân Vinh. Để chống hạn trong thời gian tới, UBND huyện đã có công văn gửi các xã, thị trấn tổ chức triển khai phản ảnh về sản xuát nông nghiệp theo cụm. Kiểm tra hồ, đập, bai nước, khơi thông mương tưới, bảo vệ các công trình thủy lợi, quản lý chặt chẽ nguồn nước tránh thất thoát lãng phí. Đồng thời, nhân dân cũng phải chủ động tận dụng hết nguồn nước để cứu lúa chiêm - xuân.
Việt Lâm
(HBĐT) - Là một huyện vùng cao của tỉnh, địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh, nên việc phát triển kinh tế ở Đà Bắc gặp phải không ít khó khăn. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt của mình, HND đã góp phần tích cực trong vận động hội viên nông dân thực hiện các nhiệm vụ KT-XH tại địa phương, trong đó lấy phong trào SXKDG làm trọng tâm. Đến nay, đời sống nhiều hội viên đã có những thay đổi, góp một phần không nhỏ vào sự khởi sắc của kinh tế địa phương.
Nhiều hãng sản xuất thép đang lãi gần cả triệu đồng/tấn; các đại lý gas được hưởng mức hoa hồng cao chót vót nhờ cuộc chiến giành giật đại lý của các hãng gas
Trong những tháng đầu năm nay, giá sữa lại tiếp tục tăng và dự kiến sẽ tăng lên nữa trong thời gian tới. Trong khi đó, cơ chế quản lý giá sữa đã được chuẩn bị cả năm nay vẫn chưa ra đời.
Theo những diễn biến của giá vàng thế giới từ đầu năm tới nay, thì dường như những giao dịch mua vào ở vùng giá cao, nhất là mức giá trên 1.200USD/ounce vẫn là đáng lo ngại.
(HBĐT) - Với sự hỗ trợ của Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, Công ty Honda Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), “Dự án Trồng rừng theo Cơ chế phát triển sạch” tại huyện Cao Phong đã chính thức triển khai năm 2009 với mục tiêu phủ xanh 309 ha rừng nhằm đem lại lợi ích cho người dân địa phương thông qua các sản phẩm thu được từ dự án và tín chỉ carbon.
Bộ KH-ĐT vừa cho biết, GDP quý I tăng 5,83% so với cùng kỳ năm 2009.