Sức mua tại thị trường trong nước vài tháng gần đây tăng khá góp phần làm tăng GDP quý I/2010.

Sức mua tại thị trường trong nước vài tháng gần đây tăng khá góp phần làm tăng GDP quý I/2010.

GDP quý I/2010 tăng khả quan nhưng vẫn ở mức thấp. Chính phủ đã thấy rõ khó khăn trong duy trì ổn định cân đối vĩ mô và có những biện pháp bình ổn

Tổng cục Thống kê vừa công bố tình hình kinh tế - xã hội quý I/2010. Chính phủ cũng vừa họp thường kỳ tháng 3 từ ngày 30-3 đến 1-4, công bố những số liệu quan trọng. Theo đó, tăng trưởng GDP quý I 5,83% được đánh giá là mức tăng trưởng tốt so với mức 3,14% của quý I/2009.


Lạm phát dễ kéo dài


Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3-2010 được công bố ngày 2-4-2010 viết: “Nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn: Tốc độ tăng GDP quý I/2010 tuy có cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh...

Kinh tế vĩ mô có một số biểu hiện chưa ổn định và thiếu vững chắc: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I tăng 4,12% là mức tăng khá cao; thị trường tài chính, thị trường tiền tệ phát triển chưa ổn định; điều hành lãi suất chưa phản ánh đúng quan hệ cung cầu thị trường; mức tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng thấp, chưa phù hợp; xuất khẩu vẫn còn nhiều khó khăn, nhập siêu lớn ảnh hưởng đến cán cân thanh toán tổng thể”.


Như vậy, Chính phủ cũng nhận rõ sự gia tăng lạm phát và các bất cân đối vĩ mô, những căn bệnh kinh niên của nền kinh tế, là đáng lo ngại.


Dưới đây chỉ xem xét hai ví dụ nổi cộm là lạm phát và nhập siêu.



CPI tăng nhanh trong 2 tháng đầu năm, mức gia tăng của tháng 3 tuy đã giảm còn 0,75% vẫn là mức cao. Xem xét biến động CPI trong giai đoạn dài hơn sẽ cho chúng ta bức tranh rõ hơn (xem bảng 1, số liệu của Tổng cục Thống kê).


Có thể thấy CPI hằng tháng đã tăng nhanh từ tháng 10-2009 đến nay. Tăng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế là một nguyên nhân chính của tăng CPI. Mức tăng tín dụng có thể được dùng như một chỉ báo của mức tăng lượng tiền trong nền kinh tế.

Mối tương quan mạnh giữa biến động của tăng trưởng tín dụng với mức tăng CPI được tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh – chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, phát hiện với độ trễ từ 5-7 tháng (Xem: http://imf.org/external/np/seminars/eng/2010/lic/pdf/AnhV.pdf).

 

Gói kích thích kinh tế bắt đầu từ đầu năm 2009 và tín dụng đã tăng nhanh (từ mức tăng khoảng 25% so với năm trước vào tháng 3-2009 lên gần 50% vào cuối năm) và tốc độ tăng tín dụng chỉ chậm lại khi gói bù lãi suất hết hiệu lực tháng 12-2009.





Từ bảng 2, có thể thấy chỉ số CPI (so với cùng kỳ năm trước, yoy) đã giảm nhanh từ mức cực đại vào tháng 8-2008 do chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ của Chính phủ và do tác động của khủng hoảng kinh tế, nhưng lại bắt đầu tăng từ tháng 9-2009.

Nhiều người, trong đó có người viết bài này, lúc đó đã cảnh báo nguy cơ lạm phát tăng trở lại do tác động của gói kích thích kinh tế và sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Chính phủ cũng đã nhận ra nguy cơ đó cùng những bất ổn kinh tế vĩ mô khác đã kéo dài nhiều năm và đã đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và chống lạm phát lên hàng đầu.

Tuy nhiên, số liệu trong bảng và ở hình trên cho thấy CPI đã liên tục tăng từ tháng 9-2009 và đã vượt con số 8% - 9%.

Dựa vào mức tăng tín dụng và độ trễ 6-7 tháng, ở hình bên, có thể dự tính lạm phát sẽ còn tăng ít nhất cho đến tháng 6-2010, đó là chưa nói đến tác động tăng giá các mặt hàng trên thị trường thế giới. Hơn thế nữa, Chính phủ cho rằng “mức tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng thấp”, tức là mức này sẽ tăng tiếp và sẽ tác động đến CPI từ tháng 9-2010 trở đi.


Như vậy, có khả năng lạm phát trong các tháng của quý II năm nay tiếp tục tăng nếu không có các biện pháp chống lạm phát quyết liệt.


Hãm phanh nhập khẩu


Về những bất cân đối kinh tế vĩ mô, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nổi cộm nhất là thâm hụt thương mại tăng cao trong quý I: Xuất khẩu đạt 14 tỉ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6 tỉ USD, giảm 25%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 8 tỉ USD, tăng 28,6%.

Nếu loại trừ tái xuất vàng của quý I/2009 và yếu tố tăng giá trên thị trường thế giới thì xuất khẩu hàng hóa quý I/2010 tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, nhập khẩu tăng rất nhanh, nhập khẩu hàng hóa quý I/2010 ước tính đạt 17,5 tỉ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 10,4 tỉ USD, tăng 28,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,1 tỉ USD, tăng 53,1%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch nhập khẩu quý I/2010 tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2009.


Bất cân đối thương mại (nhập siêu) là căn bệnh trầm kha của nền kinh tế VN từ hàng chục năm nay, kéo theo sự căng thẳng về cán cân thanh toán, gây áp lực lên đồng tiền VN và khi giá cả quốc tế tăng lên sẽ kéo giá trong nước lên theo, gây lạm phát. Mức thâm hụt thương mại quý I bằng 25% kim ngạch xuất khẩu là rất đáng lo ngại.


Những bất cân đối vĩ mô khác, đã kéo dài nhiều năm, cũng chưa hề được cải thiện. Chính phủ đã thấy rõ những khó khăn trong duy trì ổn định cân đối vĩ mô và có những biện pháp để giữ ổn định. Thời gian sẽ trả lời liệu các nỗ lực đó đạt kết quả đến đâu.

 

                                                                              Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Người trồng tỏi ở Noong Luông chưa thoát nghèo.

Giá vàng trong nước thấp hơn thế giới 70.000 đồng/lượng

Ngày 2-4, giá vàng SJC bán ra cuối ngày là 26,15 triệu đồng/lượng. Các công ty vàng bạc khác như PNJ bán ra 26,13 triệu đồng/lượng, SBJ 26,14 triệu đồng/lượng.

Agribank Hòa Bình - Hiệu quả từ phong trào thi đua “lao động giỏi, lao động sáng tạo”

(HBĐT) - Nhiều năm nay, Ngân hàng NN & PTNT chi nhánh Hòa Bình (Agribank Hòa Bình) đã thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, góp phần tạo nên sự phát triển bền vững, khẳng định thương hiệu Agribank trên địa bàn và đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH địa phương.

Lương sơn: Khi người dân tiếp cận sản xuất nông nghiệp sạch

(HBĐT) - Ông Hoàng Văn A, nhóm trưởng nhóm sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) xóm Mỏ, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) cho biết: Qua một quá trình tham gia thực hiện mô hình sản xuất NNHC, chúng tôi đã có sự so sánh với cách sản xuất nông nghiệp thuần tuý trước đây thì thấy hiệu quả kinh tế của mô hình có sự bứt phá hơn so với cách làm thông thường.

Quý I/2010: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng

Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2010, Chính phủ nhận định: Nền kinh tế tiếp tục phục hồi với tốc độ tăng trưởng cao (tăng 5,83%), gấp 1,9 lần so với quý I/2009. Cả 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều đạt nhiều kết quả tốt.

Tăng tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may

Ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang đứng thứ 10 trong số những nước có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. tuy nhiên, trong cơ cấu giá trị hàng dệt may thì tỷ lệ nhập khẩu chiếm phần lớn, Vì thế, một trong những mục tiêu chủ yếu của ngành là từng bước tăng tỷ lệ nội địa hóa, tăng giá trị gia tăng các sản phẩm dệt may.

UBND tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng trừ sâu, bệnh hại lúa

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, diện tích lúa chiêm xuân bị nhiễm bệnh lùn sọc đen của tỉnh ta có xu hướng tăng nhanh, đến ngày 30 - 03, đã có 88,4 ha lúa ở bốn huyện Cao Phong, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Yên Thủy và TP Hòa Bình bị nhiễm bệnh; trong đó nhiều nhất là huyện Cao Phong (32 ha). Đã có gần 50 ha được phun thuốc phòng trừ rầy bằng các loại thuốc đặc trị và nhổ bỏ những cây lúa bị nhiễm bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục