Hồ Vín Thượng bảo đảm tưới cho 200 ha lúa xã Hương Nhượng và Bình Cảng đang ở dưới mức nước chết

Hồ Vín Thượng bảo đảm tưới cho 200 ha lúa xã Hương Nhượng và Bình Cảng đang ở dưới mức nước chết

HBĐT) - Huyện Lạc Sơn là huyện có diện tích lúa bị hạn lớn nhất. Toàn tỉnh có 3.450 ha lúa đã cấy bị hạn, thì Lạc Sơn đã có tới 1600 ha, chiếm khoảng 50% diện tích lúa của huyện, trong đó có khoảng 400ha không có nguồn nước. Huyện đang gồng mình làm tất cả những gì có thể để ứng phó với hạn hán nhằm bảo vệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân..

 

Ông Nguyễn Trọng Xuân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn cho biết: Sản xuất nông nghiệp của huyện thường xuyên đứng trước khó khăn về hạn hán. Hằng năm, diện tích cấy vụ chiêm - xuân của huyện từ 3.600-3.800 ha thì có khoảng từ 900- 1.200 ha lúa bị hạn. Trước những thông tin dự báo thủy văn và diễn biến bất lợi của thời tiết đầu vụ, huyện Lạc Sơn đã quyết định điều chỉnh giảm kế hoạch cấy lúa chiêm xuống còn 3.300 ha. Đồng thời, giao chỉ tiêu cho các xã phấn đấu nâng diện tích ngô xuân - hè từ 2.200-2500 ha lên 3.100 ha. Đến ngày 8/3, huyện đã gieo cấy đạt 99,5%, là huyện hoàn thành sớm của tỉnh. Toàn huyện có trên 800 ha lúa bị hạn. Mức độ hạn hán năm nay gay gắt và khốc liệt hơn rất nhiều. Cả huyện có 528 công trình thủy lợi lớn nhỏ, trong đó có 173 hồ chứa, còn lại là các đập, bai dâng. Phần lớn các công trình đã xuống cấp nghiêm trọng khả năng tích nước hạn chế, nhiều công trình không phát huy tác dụng, mức nước thấp hơn mực nước trung bình của các năm. Nhiều hồ, đập ở dưới mức nước chết, hoặc không có nước, sông Bưởi nước cũng cạn kiệt. 

 

Vụ xuân này, Lạc Sơn bị hạn trên diện rộng, ngoài một số xã vùng cao diện tích lúa không nhiều còn đủ nước tưới, các xã vùng Cộng Hòa và Quyết Thắng bị hạn  hơn các năm. Vùng Cộng Hòa được xem là vựa lúa của huyện thiếu nước nghiêm trọng. Văn Nghĩa là 1/7 xã vùng Cộng Hòa đang phải gồm mình trước hạn. Mương Ấm ở xóm Đổn bị gãy nhiều năm đã không còn phát huy tác dụng. Bai Đũi tưới cho 20 ha cánh đồng ba xóm Đa, Mới, Nang cũng đã cạn khô. Suối Rạng trơ khấc rễ cây, cát, đá cuội. Xã cấy khoảng 180 ha thì hầu hết bị hạn hán và thiếu nước. Ông Bùi Văn Thơ, cán bộ mặt trận xã cho biết: Gia đình có hơn 340 m2 ruộng cấy, 2 vợ chồng trực nước máy bơm cả đêm mà vẫn chẳng đủ tưới. Dân vùng này, suộc sống chỉ trông vào sản xuất ngô, lúa. Lúa không có nước tưới, ngô sinh trưởng kém. Không mưa, chắc đói!

 

Trước tình hình này, huyện đang chỉ đạo quyết liệt chống hạn cho lúa. Các năm 2006- 2007-2009, huyện đã hỗ trợ mua 91 máy bơm dã chiến hỗ trợ tiền dầu máy, bơm nước chống hạn. Trước mắt là trang bị cho các xã vùng trọng điểm hạn. Trong điều kiện khó khăn, huyện đã trích ngân sách khoảng 1 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa bai lấy nước ở xã Yên Phú và Bình Cảng, xây dựng trạm bơm Tân Mỹ và đã phát huy tác dụng ngay, cải thiện nước tưới cho khoảng 50 ha ở Yên Phú. Mới đây, được tỉnh hỗ trợ 700 triệu đồng, huyện đã mua thêm 26 máy bơm dã chiến, hỗ trợ tiền nhiêu liệu, tiền điện vận hành máy và triển khai nạo vét các công trình thủy lợi để cứu lúa.

 

Trưởng phòng NN&PNT huyện Nguyễn Trọng Xuân cho biết thêm: Lạc Sơn đã làm những gì có thể để ứng phó với hạn hán, cứu lúa và hoa màu ở mức tối đa. Huyện đã chỉ đạo nhân dân chuyển đổi các diện tích sang trồng cây màu như mướp đắng, bí đỏ, đậu, rau các loại. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn bám sát đồng ruộng, kịp thời phát hiện và triển khai các biện pháp phòng - chống dịch rầu nâu, rầy lưng trắng, vàng lùn, lùn soắn lá những loại dịch có nguy cơ cao trong sản xuất vụ chiêm - xuân này.  Phần lớn các xã đều có ý thức quản lý chặt chẽ các nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, bảo đảm tưới dưỡng cho lúa. Nhiều nơi như các xã vùng Cộng Hòa, dân đã dùng nilong lót mương tránh thất thoát nước khi bơm. Sử dụng thật tiết kiệm để duy trì sự sống cây lúa ở mức tối thiểu. Nếu trời không mưa, tình hình hạn hán sẽ tiếp tục căng thẳng, nhất là khi lúa lên đòng cần lượng nước đủ để sinh trưởng. Theo trưởng phòng NN&PTNT Nguyễn Trọng Xuân, về lâu dài đối với huyện Lạc Sơn liên tục bị hạn hán, rất cần sự đầu tư kinh phí tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi bảo vệ tính bền vững của sản xuất nông nghiệp.

 

Hiện nay, công tác chống hạn ở Lạc Sơn khó khăn nhất là phân bổ kinh phí hỗ trợ bơm nước tưới. Trung bình mỗi ha lúa cần 300.000 - 400.000 đồng mua nhiên liệu, nhưng hiện mới chỉ được hỗ trợ 200.000 đồng/ha. Thực tế, các công trình thủy lợi là công trình chung và máy bơm dã chiến phục vụ cho cả cánh đồng. Trong khi đó, người dân đã tự chủ động chăm sóc lúa của mình, nên xảy ra tình trạng mâu thuẫn vì có gia đình có tiền và có gia đình không có tiền mua dầu vận hành máy tưới nước cứu lúa. Để khắc phục tình trạng này, huyện đề nghị hỗ trợ 100% kinh phí mua dầu để vận hành máy bơm dã chiến cứu lúa.

                                                                                 

                                                                                         Lê Chung

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục