Bưởi da xanh - một loại đặc sản ở Tiền Giang.

Bưởi da xanh - một loại đặc sản ở Tiền Giang.

Festival trái cây lần đầu tiên được chuẩn bị khá chu đáo, với nhiều kỳ vọng. Thế nhưng theo nhiều người, chỉ cần khắc phục được thực trạng “thua ngay trên sân nhà” của trái cây VN là festival đã hoàn thành sứ mạng.

Thua trên sân nhà

Từ ngày 10.4, đi dọc theo QL1A (và đường cao tốc TPHCM – Trung Lương) từ TPHCM đến cầu Mỹ Thuận đã thấy xuất hiện hàng ngàn ápphích quảng bá cho Festival Trái cây VN lần thứ nhất, dự kiến diễn ra từ 19 – 24.4 tại “Vương quốc trái cây” Tiền Giang - nơi chiếm khoảng 10% diện tích trái cây cả nước. Thế nhưng cũng trong những ngày này, khi đi trên QL1A ngang qua Tiền Giang, chúng ta chứng kiến cảnh không vui: Tại các quán ăn ven đường, trái cây ngoại chiếm lĩnh các quầy hàng.

Đất đai màu mỡ, lại được nước ngọt sông Tiền quanh năm tưới mát, cây trái Tiền Giang rất phong phú. Các loại đặc sản như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn vang danh không chỉ ở VN.

Mới đây, nhân chuyến đi công tác ngang Tiền Giang, tôi định mua ít trái cây tại “gốc”. Thế nhưng, tại quán cơm Tám Ri 2 (huyện Cái Bè), nhiều loại trái cây bày bán đẹp mắt, nhưng nhìn kỹ toàn là những xoài Australia, sầu riêng me, cam Thái Lan, quýt Mỹ, cam Trung Quốc…

Rời quán Tám Ri 2, tôi ghé vài điểm bán trái cây khác ven QL1A, cũng gặp tình trạng bày bán toàn trái cây ngoại. Một người bán hàng cho biết, người mua thường chọn trái cây ngoại cho “sang”, lại để được lâu, giá không cao hơn trái cây nội bao nhiêu. Đó cũng là tình trạng chung ở khắp các chợ lớn nhỏ vùng ĐBSCL mà tôi có dịp đi qua.

Điểm xuất phát quá thấp

Theo ông Cao Văn Hoá – Phó GĐ Sở NNPTNT Tiền Giang - không khó để nhận ra những yếu kém của trái cây VN nói chung, Tiền Giang nói riêng. Đó là trái cây được sản xuất nhỏ lẻ, không tập trung, tính hàng hoá không cao; công nghệ sau thu hoạch còn lạc hậu; chưa chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm; chưa áp dụng nhiều các tiến bộ khoa học – kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng...

Cùng với đó là những yếu kém trong quảng bá hình ảnh “trái cây VN” ra thế giới. Trái cây VN tham gia thị trường quốc tế với thương hiệu mờ nhạt. Ngay cả trong nước, trái cây VN cũng không tạo được dấu ấn trong người tiêu dùng. Hệ quả cuối cùng là trái cây VN và ĐBSCL chỉ dừng ở mức tiêu thụ nội địa, xuất tiểu ngạch bấp bênh sang thị trường Trung Quốc và thường lâm cảnh “được mùa, rớt giá”.

Trên cả vùng ĐBSCL hiện chỉ có vài nhà máy chế biến trái cây công suất rất thấp. Điều đó có nghĩa là trái cây ở đây chỉ chú trọng tiêu thụ “thô”, chưa chế biến thành những sản phẩm giá trị gia tăng, là cách tiêu thụ trái cây hiệu quả nhất mà các nền nông nghiệp “thông minh” biết tận dụng.

Việc chọn Tiền Giang làm nơi tổ chức Festival Trái cây VN lần thứ nhất đã là sự tin tưởng gửi gắm của nhà vườn cả nước. Festival trái cây lần này sẽ được gọi là thành công nếu nó tạo được sự quan tâm của người tiêu dùng trong nước đối với trái cây nội; xác định được cơ hội và thách thức trong giai đoạn hội nhập kinh tế và các giải pháp kết nối hiệu quả giữa 4 nhà; đồng thời thổi bùng được những đốm lửa nhỏ vừa mới nhen nhúm.

                                                                                    Theo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Phát triển làng nghề gốm tại xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn
Không có hình ảnh

Căng thẳng điện thời điểm cuối mùa khô

Thông tin từ Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, hiện tại lưu lượng nước về các hồ thủy điện ở cả khu vực miền Bắc, miền Nam đều tiếp tục giảm mạnh, chỉ đạt một nửa so với mức trung bình những năm trước đây.

Tập trung phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa

(HBĐT) - Ngày 9/4, Ban chỉ đạo phòng chống bệnh lùn sọc đen, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã tổ chức họp để thống nhất phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên và kế hoạch hoạt động nhằm hạn chế thấp nhất mức độ gây hại của bệnh lùn sọc đen trên lúa.

Yêu cầu cung cấp thông tin về cho vay thỏa thuận

Ngày 9/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 2651/NHNN-CSTT yêu cầu các ngân hàng thương mại cung cấp thông tin về mức lãi suất cho vay thỏa thuận bằng Việt Nam đồng.

 Khởi sắc Hào Lý

(HBĐT) - Hào Lý là xã thuần nông của huyện vùng cao Đà Bắc, việc phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Trước đây, đời sống của người dân gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, đến với Hào Lý hôm nay, chúng ta có thể cảm nhận rõ một miền quê nghèo đang dần chuyển mình đổi mới.

Đường về xóm Mừng

(HBĐT) - Năm 2007, anh Bùi Văn Xuân ở xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong) mua một chiếc xe máy. Nhưng anh không thể dắt được về nhà vì con đường từ trung tâm xã lên đến nhà anh hơn 8km chỉ có thể đi bộ. Anh phải gửi xe một nhà người quen ở dưới xã. Xóm Mừng có 42 hộ dân nằm chênh vênh trên núi. Con đường duy nhất để xóm nối với thế giới bên ngoài là một đường mòn như sợi chỉ vắt từ trên núi xuống xã. Mỗi lần xuống huyện đi chợ, anh phải đi bộ hơn 8 km.

Sản xuất nông nghiệp chất lượng cao - Hướng đi bền vững

Thị trường thế giới ngày càng chuẩn mực hơn, trong đó có những quy định khắt khe về chất lượng nông sản. Muốn xuất khẩu, không cách gì khác hơn là chúng ta phải đáp ứng các yêu cầu đó. Sản xuất nông nghiệp chất lượng cao đòi hỏi phải thay đổi tập quán, giống, phương pháp canh tác, khoa học kỹ thuật. Sự trở bộ của các ngành này trong nước hiện nay ra sao, có đáp ứng được nhu cầu thực tế đang đòi hỏi?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục