Nông dân thấp thỏm với giá lúa gạo.
Khi các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo trong nước vừa nhen nhóm lại hy vọng thị trường thế giới khởi sắc thì nỗi lo lắng lại ập đến, xuất phát từ sự cạnh tranh gay gắt của các nước xuất khẩu gạo khác.
Chưa mừng, đã lo
Theo Hiệp hội Lương thực VN (VFA), đến hết tháng 3.2010, số lượng gạo đăng ký xuất khẩu của các DN trong nước là 3,4 triệu tấn, trong đó đã xuất khẩu được 1,29 triệu tấn, số lượng còn phải giao từ tháng 4.2010 là 2,1 triệu tấn. Kết quả xuất khẩu này so với cùng kỳ năm 2009 đã giảm 18,54% về số lượng và giảm 5,12% về trị giá FOB.
Cách đây hơn nửa tháng, VFA còn khấp khởi thông báo tin vui thị trường tiêu thụ gạo đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại, bắt đầu từ việc Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) và một đối tác liên doanh đã trúng thầu xuất khẩu tổng cộng 150.000 tấn gạo vào thị trường Iraq. Tiếp theo, các nước châu Phi sau một thời gian dài nghe ngóng động tĩnh đã rục rịch đặt hàng trở lại. Trong khi đó Indonesia dù tuyên bố không thiếu gạo nhập khẩu, nhưng tồn kho chỉ còn khoảng 1,3 triệu tấn nên có nhiều khả năng phải nhập khẩu. Một thị trường khá mới nhưng đầy hứa hẹn là Nam Mỹ, một số nước bị mất mùa. Thế nhưng niềm hy vọng chưa nhóm lên được bao lâu thì nỗi lo về tiêu thụ lúa gạo lại ập đến.
Mọi dự đoán tốt đẹp dường như thay đổi theo chiều hướng ngược lại. Đầu tiên là bất ngờ từ Ấn Độ, quốc gia có nhu cầu gạo khổng lồ. Từ một nước mỗi năm xuất khẩu 2 - 3 triệu tấn gạo, nếu Ấn Độ phải nhập khẩu gạo sẽ tác động mạnh đến thị trường. Chỉ cần Ấn Độ nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo là giá gạo thế giới sẽ biến động lớn. Nhưng lượng gạo tồn kho của Ấn Độ đang ở mức 25 triệu tấn, cao gần gấp đôi so với nhu cầu dự trữ tối thiểu của họ, vì vậy khả năng nhập khẩu gạo của Ấn Độ là rất khó xảy ra. Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu gạo của Indonesia cũng chưa rõ ràng. Philippines sau đợt đấu thầu gần đây cũng không có ý định mua thêm gạo trong vài tháng tới.
Đáng chú ý là thị trường Iraq, mặc dù VN đã trúng thầu 90.000 tấn gạo xuất sang nước này nhưng đến nay Iraq vẫn chưa mở L/C, vì vậy xuất khẩu gạo vẫn trong tình thế bị động. Hơn nữa xuất khẩu gạo sang thị trường Cuba năm nay vẫn chưa thể đàm phán xong vì công nợ các năm trước của nước này còn quá nhiều, chưa thanh toán hết.
Ông Phạm Văn Bảy - Phó chủ tịch VFA, nhận định: “Tình hình tiêu thụ gạo trên thế giới hiện nay rất phức tạp, thêm vào sự cạnh tranh rất gay gắt từ các nước xuất khẩu khác như Pakistan, Myanmar nên xu hướng giá gạo trong ngắn hạn có thể sẽ giảm sút, phải vài tháng nữa mới biết được tiềm năng rõ nét thế nào”.
Tiếp tục trữ lúa
Theo báo cáo từ VFA, kết quả thực hiện xuất khẩu gạo 9 ngày đầu tháng 4.2010 đạt 135.806 tấn, trị giá 64,799 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân đạt 469,63 USD/tấn. Dự kiến sản lượng gạo xuất khẩu của VN trong năm 2010 sẽ vào khoảng 6 triệu tấn. |
Nguồn cung tăng lên từ vụ thu hoạch được mùa ở Thái Lan và Việt Nam đang gây áp lực giảm giá gạo trên thị trường châu Á. Tuy nhiên các nhà phân tích thị trường nhận định giá giảm mạnh sẽ hấp dẫn khách hàng trong vài tuần tới. Hiện gạo 100% B của Thái Lan đang được bán giá 500 USD/tấn, giảm so với mức 510 USD/tấn một tuần trước đây. VFA đầu tuần này cũng đã điều chỉnh giảm giá sàn gạo 5% tấm xuất khẩu xuống 390 USD/tấn (FOB) so với 400 USD/tấn tuần trước đó. Giá sàn gạo 25% tấm cũng được điều chỉnh giảm từ 390 USD/tấn xuống còn 370 USD/tấn. Các DN hy vọng giá giảm sẽ hấp dẫn khách hàng, nhất là từ châu Phi, nơi dự trữ đang giảm.
Theo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, vụ đông xuân 2009-2010 cơ bản đã thu hoạch xong trên diện tích 1,5 triệu ha, với khoảng 6 triệu tấn lúa hàng hóa, tương đương 3 triệu tấn gạo. Giá lúa khô theo tiêu chuẩn tại kho của các doanh nghiệp ở mức giá từ 4.200 - 4.400 đồng/kg; mua tại ruộng có nơi ở mức giá 4.000 - 4.100 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 5.600 - 5.700 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 5.400 - 5.500 đồng/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 6.600 - 6.700 đồng/kg, gạo 25% tấm khoảng 6.100 - 6.200 đồng/kg tùy chất lượng. Tuy nhiên, với tình hình xuất khẩu gạo trầm lắng, giá lúa mua tại các hộ nông dân có nơi không đạt mức giá sàn 4.000 đồng/kg mà còn xuống thấp hơn.
VFA đã công bố kế hoạch tiếp tục thu mua tạm trữ 500.000 tấn gạo vào tuần tới sau khi 33 doanh nghiệp hàng đầu đã mua tạm trữ đợt 1 khoảng 1,2 triệu tấn, chưa kể các DN khác cũng đã mua để dự trữ cho các hợp đồng thương mại. “Hiện nay các DN gạo trong nước chưa gặp khó khăn về vốn, nhưng với tình hình xuất khẩu khó lường như vậy, các DN tạm trữ gạo đang đối mặt với rủi ro rất lớn. Các kho nhỏ của DN đã đầy hết gạo rồi, vấn đề di chuyển gạo về các kho lớn cũng phải tốn thêm chi phí. Chính vì vậy việc quan trọng nhất hiện nay là DN phải chủ động ký được hợp đồng để giảm bớt áp lực về lượng gạo tạm trữ” - ông Phạm Văn Bảy cho biết.
Theo Báo Thanhnien
(HBĐT) - Theo báo cáo của Trạm BVTV thành phố Hoà Bình, đến ngày 31/3, toàn thành phố mới chỉ có 20 ha bị nhiễm bệnh lùn sọc đen tại 2 xã Yên Mông và Sủ Ngòi, đến ngày 8/4, diện tích đã tăng lên 49,9 ha tại 5 xã là Sủ Ngòi, Yên Mông, Dân Chủ, Trung Minh, Hoà Bình, trong đó, 34,24 ha nhiễm tỷ lệ 5 – 10 % và 0,06 ha nhiễm tỷ lệ nhiễm trên 10%.
Trên cơ sở các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Chính phủ giao, ngay từ đầu năm 2010, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã xây dựng và triển khai kế hoạch đến từng đơn vị thành viên.
Festival trái cây lần đầu tiên được chuẩn bị khá chu đáo, với nhiều kỳ vọng. Thế nhưng theo nhiều người, chỉ cần khắc phục được thực trạng “thua ngay trên sân nhà” của trái cây VN là festival đã hoàn thành sứ mạng.
Nhiều nhà máy phải cử nhân viên đi các nơi lùng sục tìm mua nguyên liệuTình trạng thiếu nguồn tôm nguyên liệu đang diễn ra khá phổ biến tại các nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau. Trong khi đó, các doanh nghiệp chế biến cá tra ở Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp cũng đang đối mặt với bài toán thiếu nguyên liệu.
Mức lãi suất hiện hành quả thực là “cắt cổ”, quá sức chịu đựng của doanh nghiệp (DN). Việc giảm lãi suất không chỉ còn là câu chuyện của DN mà đã trở thành vấn đề của nền kinh tế. Nhiều biện pháp đã được đưa ra nhưng lãi suất khó giảm ngay trong tương lai gần.
(HBĐT) - Theo phòng Đăng ký Kinh doanh (Sở KH&ĐT), trong quý I, toàn tỉnh có 190 doanh nghiệp đã được cấp mới, bổ sung và thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong đó có 102 doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty CP, chi nhánh và văn phòng đại diện được cấp mới giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh.