Bị ảnh hưởng bởi bụi từ núi lửa ở Iceland, ngành hàng không thiệt hại hàng triệu USD. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng điêu đứng vì hàng hóa bị ách tắc
Tính đến ngày 19-4, Vietnam Airlines (VNA) phải hủy 21 chuyến bay giữa VN và Pháp, Đức, Nga. Đã có 6.434 hành khách bị ảnh hưởng. Trong đó có 1.222 khách bị kẹt tại Pháp, 621 khách kẹt tại Đức, 313 khách bị kẹt tại Moscow (Nga), số còn lại bị kẹt ở VN. Một chiếc Boeing 777 của VNA cũng đang nằm tại sân bay châu Âu.
Hàng không thiệt hại hàng triệu USD
Dự kiến VNA sẽ tăng 14 chuyến bay để giải tỏa số hành khách nói trên trong 4 ngày, từ 20 đến 23-4. Theo ước tính của một chuyên gia kinh tế hàng không, chỉ tính riêng việc VNA buộc phải hủy trên 20 chuyến bay từ VN đi châu Âu và ngược lại đã làm thiệt hại hàng triệu USD.
Bởi khi đã làm thủ tục cho hành khách từ châu Âu về VN nhưng phải hủy chuyến, thì VNA phải lo chỗ ăn, ở miễn phí cho hành khách hoặc chuyển khách đi vòng qua các đường bay khác nếu có yêu cầu. Chậm bay ngày nào là thiệt hại nặng nề ngày đó.
Do hoãn chuyến bay, hàng hóa xuất khẩu sang London (Anh) phải lưu kho tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: HỒNG THÚY
Ông Phan Xuân Đức, Phó Tổng Giám đốc khai thác VNA, cho biết: chiều 20-4, nhà chức trách hàng không Pháp đã mở cửa 1/3 bầu trời phía Nam. Việc nối lại hai đường bay đến Paris (Pháp) và Frankfurt (Đức) cũng đã được VNA tính đến, nhưng do tất cả các hãng hàng không đều đòi hỏi tăng chuyến ngay khi mở cửa bầu trời nên việc xin phép bay của chính quyền châu Âu rất khó khăn. VNA đã đề nghị hai đại sứ Pháp và Đức tác động để hãng có được lịch bay sớm nhất có thể.
Xuất nhập khẩu đình trệ
Chị Thảo Trang, đại diện Công ty The Freight tại VN (đơn vị chuyên vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế), cho biết: Việc đóng cửa các sân bay ở châu Âu đã khiến việc vận chuyển hàng hóa đi và đến khu vực này bị đình trệ.
Từ cuối tuần trước, các chuyến hàng từ châu Âu về VN đã tạm ngưng và tối 19-4, các chuyến hàng từ VN đi châu Âu cũng thế. Hiện rất nhiều đơn hàng lớn của doanh nghiệp may mặc đến thời hạn giao hàng sang một số nước châu Âu nhưng công ty phải đề nghị các doanh nghiệp chuyển hàng về để giảm chi phí lưu kho.
Theo bà Trần Huyền Chiêu Trân, Giám đốc Công ty Teddy Trade VN (chuyên kinh doanh nhãn hiệu gấu bông Steiff tại ba nước Đông Dương): “Steiff chỉ sản xuất duy nhất tại Đức nên hiện nay dù đơn hàng khá lớn, chúng tôi cũng phải chờ.
Một công ty nhập khẩu hàng thực phẩm từ Pháp và các nước châu Âu cũng thông tin: Do hàng thực phẩm phải bảo đảm độ tươi ngon nên mỗi tháng đơn vị phải nhập 3 chuyến hàng bằng đường hàng không. Một số mặt hàng trong kho lạnh của đơn vị chỉ còn đủ bán đến hết tuần nhưng phải đành chờ.
Ông Nguyễn Văn Hà, nhân viên giao nhận của một công ty xuất nhập khẩu thủy sản, cho biết: Đa số các lô hàng xuất khẩu hải sản hoặc trái cây tươi đều bị hủy và buộc doanh nghiệp phải bảo quản tại kho. Thiệt hại tiền tỉ là điều chắc chắn.
Theo Báo NLĐ
Nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, sẽ cần thêm một thời gian nhất định nữa, sự đồng thuận trong quyết tâm hạ nhiệt lãi suất trên thị trường của các Ngân hàng thương mại mới thể hiện bằng các con số cụ thể.
Hàng không Việt Nam thông báo tiếp tục huỷ các chuyến bay tới châu Âu trong ngày 19/4 và 20/4 cho đến khi có những thông tin mới nhất. Tổng cộng 22 chuyến bị huỷ, với khoảng 6.600-7.000 khách bị ảnh hưởng liên đới.
Khó có thể tin tưởng vào những đơn vị có số liệu tài chính bất nhất
Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam vừa cho biết, báo cáo mới đây của WB tựa đề "Làn gió mới: Tương lai năng lượng bền vững của Ðông Á" nhận định các nước Ðông Á như Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Thái-lan và Việt Nam cần đầu tư 80 tỷ USD/năm để phát triển năng lượng bền vững, gồm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
(HBĐT) - Khai thác tiềm năng về đất rừng và nguồn nhân lực để tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn cho kinh tế rừng nói riêng và kinh tế nông nghiệp nói chung, đó là định hướng trọng tâm của huyện Cao Phong trong giai đoạn 2009 – 2015. Theo đó, huyện sẽ quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế rừng một cách toàn diện và bền vững.
(HBĐT) - Bước vào tuổi 45, hành trang của cán bộ, chiến sỹ công ty CP 565 là vết son sáng chói, hoàn thành xứ mệnh thiêng liêng cao cả trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, góp phần xây dựng xây dựng mối quan hệ mối quan hệ thủy chung, son sắt thắm tình nghĩa Việt Lào. Hôm nay, cán bộ, chiến sỹ công ty CP 565- Binh đoàn Trường Sơn đang phát huy truyền thống Anh hùng lao động nêu cao phẩm chất bộ độ Cụ Hồ, tiếp tục khẳng định phẩm chất người lính thợ trong sự nghiệp đổi mới.