Để đảm bảo chi phí sản xuất đời sống CBCNV các Nhà máy xi măng đều đồng loạt tăng giá bán.
(HBĐT) - Thực tế cho thấy, từ khi giá điện tăng (ngày 1 - 3), không chỉ các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng hàng ngày tăng theo, ngay cả những loại hàng hoá thuộc diện bình ổn giá cũng được dịp “tát nước theo mưa”.
Một trong những mặt hàng được cho là tăng giá cáo nhất đến thời điểm này là vật liệu xây dựng, trong đó đáng chú ý là sắt và xi măng. Qua khảo sát tại một số đại lý tại thành phố Hòa Bình cho thấy, sắt thép, xi măng được đẩy giá lên từ 15 - 20%. Theo đó, các sản phẩm thép xây dựng trơn phi 8 của các nhà sản xuất như Việt Úc, Hoà Phát, Nhật, Ý,
Theo bà Nguyễn Thị Hương, chủ đại lý thép và vật liệu xây dựng ở đường Trần Hưng Đạo, từ đầu năm đến nay, giá thép tăng hai lần. Lần thứ nhất vào ngày 1 - 1, do Nhà nước cắt giảm việc hỗ trợ thuế doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất đang nộp thuế ở mức 5% năm 2009, đến năm 2010, mức thuế suất đã tăng lên 10%. Điều này khiến các doanh nghiệp phải đẩy giá bán sắt thép lên cao. Lần tăng giá thứ hai là từ ngày 1 - 3, nguyên nhân chính do tăng giá điện. Điện tăng khiến mọi chi phí đầu vào đều tăng, chính vì thế, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sắt thép, xi măng phải tăng giá để đảm bảo chi phí cho sản xuất và đời sống CB-CNV.
Thực tế trên thị trường thành phố Hòa Bình có rất nhiều đại lý, doanh nghiệp kinh doanh sắt thép, xi măng không những không thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính về việc niêm yết công khai giá, mà còn không thống nhất về giá bán. Bảng báo giá của Doanh nghiệp tư nhân vật liệu xây dựng Hùng Đức ở đường Trần Hưng Đạo (Phương Lâm – TPHB) thép phi 10 giá 108.000 đồng/cây, phi 14 giá 215.000 đồng/cây, phi 16 giá 292.000 đồng/cây, phi 18 giá 363.000 đồng/cây, phi 20 giá 460.000 đồng/cây… Cách đó không xa, Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ Hương Châm giá bán lại khác: thép phi 10 giá 107.000 đồng/cây, phi 14 gía 216.000 đồng/cây, phi 18 giá 368.000 đồng/cây, phi 20 giá 454.000 đồng/cây
Giới kinh doanh vật liệu xây dựng cho rằng, xi măng là mặt hàng ổn định giá nhất so với các mặt hàng vật liệu xây dựng khác. Song, từ đầu tháng 3 năm tới nay, mặt hàng này cũng không tránh khỏi tình trạng tăng giá, bình quân mỗi loại tăng khoảng 40.000 đồng/tấn. Xi măng Sông Đà trên địa bàn thành phố Hòa Bình tăng từ 860.000 đồng/tấn lên 900.000 đồng/ tấn, thậm chí có đại lý còn bán tới giá 920.000 đồng/tấn, xi măng Bỉm Sơn tăng từ 1.060.000 đồng/tấn lên 1.100.000 đồng/tấn…
Trước thực tế đó, dư luận cho rằng, các ngành chức năng cần thiết phải thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra giá, thuế các mặt hàng trong thời điểm này, trong đó có sắt thép, xi măng. Phải xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, tích trữ, tăng giá bất hợp lý để bình ổn thị trường và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư số 59/2010/TT-BTC giảm thuế nhập khẩu xăng dầu. Mức thuế trên được áp dụng đối với các tờ khai hải quan ngay từ 21/4.
(HBĐT) - Theo BCĐ phòng trừ dịch bệnh lùn sọc đen, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa của tỉnh: Tính đến ngày 16/4, toàn tỉnh đã có 182,2 ha lúa nhiễm bệnh lùn sọc đen tại 31 xã của 7/11 huyện, thành phố bao gồm: Kim Bôi, Lạc Sơn, Cao Phong, Lạc Thủy, Kỳ Sơn, Tân Lạc và TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Đến hết tháng 3/2010, Ngân hàng CSXH huyện Tân Lạc có tổng nguồn vốn hoạt động là 94.307 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn Trung ương là 94.284 triệu đồng, nguồn vốn huy động tại địa phương là 23 triệu đồng. Có 4 tổ chức hội nhận uỷ thác từ ngân hàng với 304 tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động hiệu quả.
Nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, sẽ cần thêm một thời gian nhất định nữa, sự đồng thuận trong quyết tâm hạ nhiệt lãi suất trên thị trường của các Ngân hàng thương mại mới thể hiện bằng các con số cụ thể.
Hàng không Việt Nam thông báo tiếp tục huỷ các chuyến bay tới châu Âu trong ngày 19/4 và 20/4 cho đến khi có những thông tin mới nhất. Tổng cộng 22 chuyến bị huỷ, với khoảng 6.600-7.000 khách bị ảnh hưởng liên đới.
Khó có thể tin tưởng vào những đơn vị có số liệu tài chính bất nhất