Chị Bùi Thị Điệu, xóm Tớn, xã Nam Sơn chăm sóc giàn su su đang bắt đầu cho thu hoạch ngọn

Chị Bùi Thị Điệu, xóm Tớn, xã Nam Sơn chăm sóc giàn su su đang bắt đầu cho thu hoạch ngọn

(HBĐT) - Trên cùng một đơn vị diện tích, cây su su lấy ngọn cho giá trị kinh tế cao hơn hẳn các loại cây truyền thống đang trồng tại địa phương. Trong vài năm gần đây, thực tế này đã mở ra triển vọng mới cho nhiều hộ nông dân, đồng thời được xác định là cơ hội lớn dành cho các xã vùng cao huyện Tân Lạc.

 

Nếu như vụ đông năm 2007, xóm Biệng, xã Quyết Chiến chỉ có 9 hộ nông dân tham gia mô hình thí điểm trồng su su lấy ngọn do Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh thực hiện với tổng diện tích gần 0,5 ha thì đến nay, cả xóm đã có 69 hộ trồng su su với tổng diện tích khoảng 13,2 ha. Trong đó, có 60 hộ trồng lấy ngọn với diện tích khoảng 9,2 ha và 9 hộ trồng lấy quả với diện tích khoảng 4 ha. Là loại cây ưa lạnh, su su lấy ngọn tỏ ra phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây. Mặt khác, yêu cầu về vốn đầu tư và kỹ thuật chăm sóc lại khá đơn giản nên nhanh chóng tạo được sức hút đối với nhiều hộ dân. Sau một thời gian trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật, cây phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch ngọn từ tháng thứ ba, thu đều đặn 2 – 4 lần/tuần trong vòng 4 – 6 tháng/năm, năng suất khoảng 60 – 90 kg/1.000 m2. Với giá thu mua tại vườn khoảng 3.000 – 5.000 đồng/kg như hiện nay, 1.000 m2 trồng su su lấy ngọn sẽ cho thu nhập khoảng 180.000 – 450.000 đồng mỗi lần thu, hiệu quả kinh tế không dưới 2 triệu đồng/tháng, vào thời điểm thu hoạch rộ và trúng giá thì thu nhập lên đến 5 triệu đồng/tháng.

 

Chị Bùi Thị Ại ở xóm Biệng cho biết: Trồng su su lấy ngọn cho năng suất cao hơn nhiều so với các loại cây bản địa như lúa, ngô, sắn, đậu tương… Yên tâm nhất là đầu ra cho sản phẩm ngọn su su khá ổn định nên người dân hái bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Điều này lý giải tại sao xóm Biệng nhân rộng được mô hình trồng su su lấy ngọn trong khi trước đó có rất nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp chưa đem lại hieuẹ quả cao. Nhiều hộ tiếc nuối vì quỹ đất không còn để đầu tư quy mô lớn. Bản thân gia đình chị Bùi Thị Ại sau một thời gian trồng thử nghiệm 400 m2 su su lấy ngọn cũng đã nhận thấy lợi ích kinh tế nổi bật của hướng đi này, từ đó mạnh dạn chuyển đổi các diện tích cây trồng khác để tập trung trồng su su.  

 

Theo thống kê sơ bộ, bốn xã Quyết Chiến, Nam Sơn, Bắc Sơn và Ngổ Luông của huyện Tân Lạc hiện có 308 hộ trồng su su với tổng diện tích trên 27 ha. Trong đó, có 242 hộ trồng lấy ngọn với diện tích trên 19 ha, 66 hộ trồng lấy quả với diện tích 08 ha. Riêng xã Quyết Chiến có 155 hộ trồng, diện tích khoảng 14,6 ha. Đến thời điểm này, su su đã lên giàn, các hộ chăm sóc đúng kỹ thuật nên cây phát triển tốt và ước khoảng giữa tháng 5 sẽ cho thu hoạch rộ. Nổi bật là gia đình anh Nguyễn Văn Quang, vốn là người ở thị trấn Mường Khến. Sau khi tìm hiểu và nhận thức rõ giá trị kinh tế vượt trội của cây su su, anh Quang đã lên Quyết Chiến thuê đất đầu tư trồng 2 ha su su lấy ngọn và 1 ha su su lấy quả. Nhìn vườn su su xanh mướt mắt đang trải rộng và bắt đầu cho thu hoạch rộ, anh Quang càng thêm vững tin vào sự lựa chọn của mình.

 

Anh Bùi Văn Bền, Phó Chủ tịch UBND xã Quyết Chiến khẳng định: Sau vài năm xuất hiện, mô hình trồng su su lấy ngọn đã khẳng định được sức sống bền bỉ tại Quyết Chiến và các xã lân cận. Đặc biệt, hướng đi này đang được kỳ vọng là sẽ mở ra cơ hội lớn, thúc đẩy sự phát triển KT-XH của các xã vùng cao huyện Tân Lạc./. 

 

                                                                                  Thu Trang

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Cây cao-su trên vùng Tây Bắc

Cây cao-su được xem là loại cây có triển vọng, mở ra hướng chuyển dịch mới trong cơ cấu cây trồng trên địa bàn một số tỉnh Tây Bắc. Hiện nay, các địa phương đã quy hoạch 100 nghìn ha và trồng hơn 25 nghìn ha cây cao-su. Trong đó, Sơn La gần bốn nghìn ha, Lai Châu hơn ba nghìn ha, Ðiện Biên gần hai nghìn ha và Hà Giang là 300 ha.

Trái cây địa phương Việt Nam, một lợi thế cạnh tranh vượt trội

Theo Tổng cục Thống kê, tám tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu nhóm rau quả thu về 278 triệu USD, nhập 166 triệu USD. Như vậy ta xuất siêu 112 triệu USD. Thật ra, con số đó chưa phản ánh đúng tiềm năng của trái cây việt nam. Một trong những lý giải là vì ta chưa tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, trước hết là chưa xác định rõ hơn tiền đề lợi thế cạnh tranh để tập trung nghiên cứu và phát triển quyết liệt, cho nên chưa phát huy được lợi thế vốn có của trái cây Việt Nam.

Cứng hóa đường GTNT - Đề án hợp lòng dân

(HBĐT) - Sau 6 năm triển khai thực hiện Đề án cứng hóa GTNT, diện mạo các xóm bản, các khu dân cư trên địa bàn tỉnh ta càng thêm khởi sắc. Kết quả đó cũng ghi nhận những đóng góp đáng kể của cộng đồng dân cư

Kim Bôi vào vụ dưa mới

(HBĐT) - Kim Bôi đã chính thức vào vụ dưa mới. Màu xanh mướt mắt của dưa hấu, dưa bở, dưa chuột trải dài trên khắp các cánh đồng từ Sơn Thủy, Cuối Hạ, Sào Báy, Mỵ Hòa, Nam Thượng. Dọc tuyến đường 12 B từ người nông dân mải miết vun trồng, các loại dưa thu hoạch được mang tập trung cạnh đường chờ tư thương đến thu mua.

Hạt muối, bao giờ hết nghịch lý?

Phản ánh tình trạng bà con diêm dân huyện Cần Giờ (TPHCM) trúng mùa, nhưng giá muối chỉ bằng 1/3 vụ muối năm 2009, lại khó bán... chiều 4-5, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT TPHCM) đã có buổi họp tìm cách tháo gỡ khó khăn hiện nay của bà con.

Sự “bất thường” của CPI tháng 4

“Bản thân chúng tôi, trong cuộc họp cuối tháng trước cũng không dự báo được mức tăng thấp thế, dù rằng CPI cũng đang trong xu hướng tăng thấp dần”, Phó vụ trưởng Vụ Thương mại - Dịch vụ - Giá cả (Tổng cục Thống kê) Nguyễn Đức Thắng nói.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục