Rau củ quả từ Trung Quốc tràn sang VN, một nghịch lý khi trước năm 2004, rau củ quả từ VN xuất sang Trung Quốc rất nhiều

Rau củ quả từ Trung Quốc tràn sang VN, một nghịch lý khi trước năm 2004, rau củ quả từ VN xuất sang Trung Quốc rất nhiều

Hiện tượng nhập siêu được các chuyên gia kinh tế gọi là căn bệnh trầm kha của nền kinh tế. Tùy vào diễn biến của căn bệnh ở từng giai đoạn mà có những cách “bốc thuốc, kê đơn” khác nhau song đều có điểm chung là phải phân định giải pháp trước mắt, trung hạn và dài hạn

 

Tại cuộc giao ban về công tác xuất nhập khẩu mới đây do Bộ Công Thương tổ chức, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên thừa nhận mục tiêu đạt kim ngạch nhập khẩu khoảng 72 tỉ USD trong năm nay (tăng 5,6% so với năm ngoái), trong đó kiềm chế nhập siêu ở mức thấp hơn 20% so với kim ngạch xuất khẩu đang trở nên khó khăn. Kim ngạch nhập khẩu những tháng đầu năm đã ở mức cao và khó giảm xuống do phần lớn nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong nước để xuất khẩu đều phải nhập.


 

Giải pháp ngắn hạn ít hiệu quả


Thực hiện Nghị quyết 18/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để kiềm chế nhập siêu. Đó là hàng loạt biện pháp hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ, ban hành hạn ngạch thuế quan, áp dụng cấp phép nhập khẩu tự động, tăng thuế nhập khẩu... nhưng kết quả chưa chuyển biến nhiều. Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho rằng hiệu quả công tác này còn thấp vì các biện pháp kiềm chế nhập siêu hiện chỉ tập trung chủ yếu vào hàng tiêu dùng trong khi tỉ trọng của nhóm hàng này rất thấp, chỉ chiếm 8,8% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung cả nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu và nhóm hàng hạn chế nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 17%.


Liên quan đến giải pháp tăng thuế để hạn chế nhập siêu, đại diện Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho rằng cách này sẽ làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp vì có những mặt hàng buộc phải nhập khẩu. Đây không phải là chính sách lâu dài, khi thật cần thiết mới áp dụng một cách thận trọng.


Thẩm định nhu cầu ngoại tệ với dự án lớn


TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng giải quyết vấn đề nhập siêu chỉ dưới góc độ thương mại quốc tế chưa đủ. Cách nhìn căn cơ, dài hạn phải là ở góc độ cơ cấu kinh tế.


Với mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào đầu tư, để đạt mục tiêu tăng trưởng luôn ở mức cao liên tục trong nhiều năm gần đây (trừ năm 2009), VN đã phải đầu tư lớn trong một giai đoạn khá dài. Trong khi đó, tiết kiệm nội địa không tăng tương ứng. Nguyên nhân chính gây nên căn bệnh nhập siêu cho nền kinh tế VN như hiện tại chính là ở sự mất cân đối lớn giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư. Chênh lệch giữa tiết kiệm – đầu tư lớn, trang trải trong nước không đủ sẽ lộ ra vấn đề nhập siêu. Tỉ lệ tiết kiệm của nền kinh tế VN chưa đến 30% trên tổng GDP trong khi đầu tư so với GDP đã lên đến 40%-41%.


Theo TS Nguyễn Đình Cung, muốn kiềm chế nhập siêu phải tăng tiết kiệm nội địa và giảm đầu tư, đặc biệt là đầu tư công từ ngân sách. Trong đó, tăng tiết kiệm là giải pháp dài hạn, không thể ngày một, ngày hai là có kết quả nên trước hết cần cắt giảm và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Đối với các dự án lớn, cần quy định thẩm định cả nhu cầu ngoại tệ. Hiện nay, nhiều dự án lớn được triển khai nhưng không xét đến yếu tố vĩ mô này nên đã gây tổng cầu ngoại tệ quá lớn vào cùng thời điểm khiến tình trạng thâm hụt thương mại càng thêm trầm trọng. Thay vì phê duyệt quá nhiều dự án sử dụng ngoại tệ nhập khẩu trang thiết bị cùng lúc, nên dãn cách thời gian đầu tư rải rác trong các năm.


Cơ cấu lại mặt hàng xuất khẩu


TS Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, nhìn nhận: Tuy xuất khẩu đã có những tiến bộ vượt bậc về kim ngạch nhưng do những hạn chế về cơ cấu, mô hình phát triển xuất khẩu kết hợp với những hạn chế trong kiểm soát nhập khẩu đã khiến tình trạng nhập siêu kéo dài và lên đến mức nguy hiểm. Nhập khẩu máy móc thiết bị để đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng kim ngạch nhập khẩu trong khi nhập khẩu nguyên nhiên liệu chiếm tới 2/3 tổng kim ngạch nhập khẩu.


Theo TS Nguyễn Đình Ánh, trước mắt, mục tiêu kiểm soát nhập khẩu cả năm dưới 20% kim ngạch nhập khẩu vẫn có thể đạt được nếu có biện pháp tập trung. Giải pháp quan trọng không phải là đẩy mạnh tăng kim ngạch xuất khẩu, vì tăng xuất khẩu sẽ kéo theo tăng nhập khẩu nguyên liệu tương ứng. Các biện pháp ngắn hạn vẫn phải thực hiện để giảm mức độ tăng nóng. Quan trọng là tập trung vào các giải pháp trung và dài hạn. Trung hạn là sử dụng chính sách tiền tệ, cụ thể là lãi suất và tỉ giá hối đoái.

Dự kiến với các sức ép mất cân đối kinh tế giữa trong và ngoài nước, giảm giá VNĐ là tất yếu song mức độ và thời điểm điều chỉnh giảm cần đồng bộ với chính sách quản lý ngoại hối và chính sách thương mại, bảo đảm không gây ra các cú sốc đối với ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, việc làm này phải tính toán để đồng bộ với mục tiêu kiềm chế lạm phát. Dài hạn phải cơ cấu lại mặt hàng xuất nhập khẩu hợp lý.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, nâng hiệu quả đầu tư không phải việc quá khó, có thể bắt tay làm và cho hiệu quả nhanh chóng. Những dự án quá dàn trải, phân tán, không đồng bộ thì chưa cho thực hiện để tập trung nguồn lực vào các dự án trọng điểm. Ví dụ khi phê duyệt chủ trương xây dựng một bến cảng cần phải có quy hoạch đồng bộ cầu, đường để đưa vào sử dụng hiệu quả ngay.

 

                                                                                 Theo NLĐ

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục