Khảo sát của các Cty nghiên cứu thị trường có uy tín cho thấy, lợi nhuận của các nhà chế biến sữa bột nhập khẩu hiện nay từ 22% đến 86%. Giá sữa thường bị đẩy lên mức trên dưới 400 nghìn đồng/kg (tức gấp bốn lần giá nhập).
Tại một cửa hàng sữa nhập ngoại ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Yên |
Trao đổi với PV Tiền Phong, hầu hết các doanh nghiệp (DN) sữa đều từ chối đưa ra con số chính xác về mức lợi nhuận của đơn vị mình và cho rằng lợi nhuận tối đa ở khoảng trên 20%. Đại diện một DN sản xuất sữa ở miền Bắc cho biết, đối với sữa nước, nhà sản xuất chỉ đạt được lợi nhuận ở mức từ 7% đến 10%, còn với sữa bột thì có thể đạt mức trên 20%.
Một DN sữa khác cho biết, riêng với sữa nước, nếu DN chỉ làm từ sữa tươi nguyên chất thì lợi nhuận chỉ ở mức khoảng 15%, còn pha thêm sữa bột thì lợi nhuận còn cao hơn nữa. Đại diện một hãng sữa bột lớn xác nhận lợi nhuận đạt được khoảng trên 20% đối với một số dòng sản phẩm.
Mổ xẻ về lợi nhuận của các nhà sản xuất sữa, ông Nguyễn Đăng Vang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, kết quả cuộc điều tra mới đây của Jaccar về thị trường sữa Việt Nam cho thấy với các loại sữa nước, sữa nguyên liệu chiếm 34%, chi phí đóng gói 15%; chi phí sản xuất, công lao động 10% trong chi phí sản xuất sữa của các DN. Còn lợi nhuận của các nhà phân phối và bán lẻ là 13% và lợi nhuận của nhà chế biến 28%.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cho rằng, ngành sữa Việt Nam có nhiều vấn đề, trong đó nổi cộm là vấn đề vùng nguyên liệu cho sản xuất trong nước, giá sữa bột hiện nay cao quá, sự vênh giá và chi phí khuyến mãi của DN rất lớn.
Theo ông, do số lượng đầu mối ít dẫn tới tình trạng khống chế giá trên thị trường, làm cho giá luôn cao. Điều này phản ánh qua việc giá sữa thế giới giảm xuống mà giá của ta vẫn cao trong khi thu nhập của người dân khá thấp.
Sữa nhập khẩu đang bị đội giá
Báo cáo về thị trường sữa đầu năm 2010 của Trung tâm Thông tin, Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương cho thấy, giá sữa thành phẩm nhập khẩu có mặt hàng đang bị đội giá tới bốn lần trong khi cơ quan chức năng đang loay hoay tìm cách quản lý giá.
Năm 2009, khoảng 72% lượng sữa của Việt Nam phải nhập khẩu, trong đó 50% là sữa nguyên liệu và 22% là sữa thành phẩm. Các hãng sữa được nhập khẩu nhiều như Mead Johnson; Nesstle; Dumex; Wyeth; XO…, mặc dù có giá thành cao gấp hai đến bốn lần sữa nội địa, nhưng vẫn chiếm được thị phần lớn.
Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, một số sản phẩm sữa của các hãng như: Mead Jonhson, Friso... bán tại Việt Nam hiện có giá cao hơn 20% - 60% so với giá bán tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Giá sữa bột nguyên liệu họ nhập về cảng là 65 triệu đồng/tấn (tương đương 65.000 đồng/kg), sau khi cộng tất cả các chi phí như vận chuyển nội địa, quảng cáo..., giá sữa (giá vốn) nằm trong khoảng 100 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, hiện nay, giá sữa thường bị đẩy lên mức trên dưới 400 nghìn đồng/kg (tức gấp bốn lần giá nhập).
...Trong khi sữa nội ế ẩm
Lý giải việc người tiêu dùng thờ ơ với sữa nội, một chuyên gia cho rằng, đổ lỗ hết cho việc người tiêu dùng sính sữa ngoại là không hẳn đúng. Người tiêu dùng cũng muốn dùng hàng trong nước nhưng thực tế có việc một số DN gian dối đưa ra thị trường sữa các sản phẩm chất lượng thấp.
Có trường hợp sữa của một số cơ sở sản xuất chỉ đạt 5-6% protein, thậm chí là 1% protein. Đây là những loại hàng giả, làm mất lòng tin người tiêu dùng. Trong khi đó các DN nhập khẩu, các hãng sữa ngoại luôn đẩy mạnh quảng cáo trẻ em ăn sữa có DHA, chất này chất kia sẽ thông minh, cao hơn…, tạo niềm tin với người tiêu dùng.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Vũ Quốc Tuấn, Trưởng phòng Truyền thông Đối ngoại Công ty TNHH Nestlé Việt Nam lấy ví dụ về trường hợp sữa hộp Lactogen do Cty sản xuất trong nước và sản phẩm NAN cũng của hãng nhưng là hàng nhập khẩu.
Dù có cùng thành phần, chất lượng tương đương và được bán với giá mềm là 52.000 đồng/hộp nhưng Lactogen không được người dân quan tâm.
“Thống kê trên doanh số cho thấy, sản phẩm Lactogen của chúng tôi sau một thời gian đưa ra thị trường bị sụt giảm, trong khi lượng bán của loại sữa nhập khẩu NAN tăng khá cao. Nếu vẽ trên trục đồ thị thì sữa ngoại, không phải dòng cao cấp, số lượng vẫn cứ tăng, mặc dù giá bán liên tục tăng, trong khi số lượng dòng phổ thông càng ngày càng giảm”- Ông Tuấn nói.
Theo TPO
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quy chế mẫu về quản lý, sử dụng quỹ phát triển đất.
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở NN&PTNT, trên địa bàn tỉnh hiện có 17 dự án ODA đang thực hiện với tổng mức đầu tư 792,64 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ODA là 394,829 tỷ đồng, vốn ODA viện trợ là 253,164 tỷ đồng, vốn đối ứng của Trung ương và địa phương là 144,647 tỷ đồng.
(HBĐT) - Đó là mong muốn chung của gần 300 hộ dân ở các xóm Vín Thượng, Vín Hạ, xóm Hương Hoà và chính quyền xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn trước tình hình hạn hán kéo dài do ảnh hưởng từ việc xây dựng, nâng cấp hồ chứa nước tại xóm Vín Thượng.
Trên một số phương tiện truyền thông hai hôm nay rộ lên thông tin được đăng tải trên Bloomberg về khả năng phá giá tiền đồng tới 4%. Không hiểu có sự trùng hợp hay không khi tỉ giá VND/USD trên thị trường tự do trong mấy ngày qua tăng liên tục. Ngân hàng Nhà nước đã lập tức ra thông cáo khẳng định đây là thông tin thất thiệt.
Hàng loạt chi phí tại cảng, chi phí vận chuyển và thuế tăng, các doanh nghiệp vận tải phải oằn lưng chống đỡ và gánh nặng đó đang được chuyển sang vai người tiêu dùng.
Trong những ngày gần đây, giá USD trên thị trường tự do liên tục tăng với mức tăng bình quân mỗi ngày 30 đồng/USD. Ngày 13.5, giá USD tự do tại TP.HCM đẩy lên 19.120 - 19.150 đồng/USD. Trong khi đó, giá USD trong ngân hàng lại có xu hướng giảm.