Hồ thủy lợi Vín Thượng vừa được đấu tư nâng cấp nhưng lượng tích nước vẫn chưa đảm bảo phục vụ cho tưới tiêu sản xuất nông nghiệp.

Hồ thủy lợi Vín Thượng vừa được đấu tư nâng cấp nhưng lượng tích nước vẫn chưa đảm bảo phục vụ cho tưới tiêu sản xuất nông nghiệp.

(HBĐT) - Đó là mong muốn chung của gần 300 hộ dân ở các xóm Vín Thượng, Vín Hạ, xóm Hương Hoà và chính quyền xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn trước tình hình hạn hán kéo dài do ảnh hưởng từ việc xây dựng, nâng cấp hồ chứa nước tại xóm Vín Thượng.

 

Trưởng xóm Vín Thượng, Quách Công Khanh cho biết: Do ảnh hưởng của việc thi công hồ chứa nước trên địa bàn xóm nên đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân xóm Vín Thượng, Vín Hạ và xóm Hương Hoà. Do ảnh hưởng từ việc thi công xây dựng hồ chứa nước Vín Thượng nên hàng chục ha đất sản xuất nông nghiệp đều bị hạn, đất khô nứt nẻ. Những năm trước đời sống người dân chưa bao giờ gặp khó khăn như thế này. Nhà ít ruộng cũng đảm bảo đủ ăn qua mùa giáp hạt. Còn năm nay trời hạn lại do thi công hồ chứa nên cả 3 xóm với hàng chục ha lúa không có đủ nước để cấy, dù nhân dân đã chủ động gieo mạ chờ mưa nhưng cũng không được. Toàn bộ diện tích cấy lúa đã được chuyển đổi sang trồng các loại cây màu như ngô, đậu nhưng khi trồng xuống cũng chẳng lên được, do đất khô quá. Năm nay không có nước hồ, lại rơi vào đúng năm hạn nặng nên chúng tôi cũng chẳng biết làm thế nào. Đến nay hồ Vín Thượng đã thi công xong nhưng vẫn chưa có nước. Chẳng biết vụ tới có đủ nước để cấy được không. Cứ như thế này thì căng lắm. Đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mọi năm đói từ tháng 3 đến tháng 5 đã khổ rồi, bây giờ đói quanh năm thì không biết như thế nào. Không biết đời sống của dân làng Vín sẽ đến đâu.

 

Trao đổi xung quanh vấn đề này, Chủ tịch UBND xã Hương Nhượng, Bùi Thanh Việt cho biết: Không thể phủ nhận được lợi ích về lâu dài mà hồ Vín Thượng đem lại. Nhưng trong quá trình thi công có nhiều vấn đề cần tháo gỡ nên thời gian thi công phải kéo dài. Khi nước về rồi mà vẫn cứ phải tháo đi để thi công cho nên đến vụ này không có nước mà bơm chứ đừng nói là tưới. Trong điều kiện đó chúng tôi cũng đã xác định là không cấy được và bàn với các xóm vùng ảnh hưởng chuyển đổi cơ cấu cây trồng như chuyển đổi trồng ngô, trồng đậu... nhưng không có nước để tưới nên ngô đậu trồng đi trồng lại 2, 3 lần cũng không mọc. Hiện nay, các hạng mục thi công về cơ bản đã làm xong. Nhưng theo thống kê của 2 xóm Vín Thượng, Vín Hạ thì diện tích bị ảnh hưởng vào khoảng 35ha. Năm nay bí nhất 2 xóm này không có hạt thóc, hạt gạo nào, ngô trồng ra thì chỏng chơ không nên bắp. Trước tình trạng đó, xã cũng đã có ý định làm 2 trạm bơm chuyển tiếp để bơm nước tưới từ hồ dưới lên 2 hồ trên để lấy nước tưới, cố gắng được diện tích nào hay diện tích đó. Nhưng do không lập kế hoạch từ đầu nên cũng không làm được. Mà nếu có làm thì đến hết vụ cũng chẳng xong. Như vậy là hết cách. Trước đó, chúng tôi cũng đã có ý kiến với nhà thầu là trong quá trình thi công thì phải làm đê quây để giữ nước. Nhưng trong trong quá trình thi công, nước đầy ngập lên là đơn vị thi công vẫn cứ tháo.

 

Theo biên bản về việc “Giải phóng mặt bằng và rã soát phương án thi công xây dựng hồ Vín Thượng” ngày 05/2/2009 gồm có đại diện Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lạc Sơn, UBND xã Hương Nhượng, đơn vị thi công, BQL xây dựng các công trình hồ đập huyện Lạc Sơn, đơn vị tư vấn giám sát và đại diện nhân dân 3 xóm đã thống nhất: Khi thi công tháo dỡ cống cũ và xây dựng cống mới thì phải tháo nốt lượng nước còn lại trong hồ. Như vậy trong hồ sẽ cạn nước. Do vậy, trong khi xây cống, đơn vị thi công phải đắp đê quây rồi mới đào phá cống cũ, xây cống mới để giữ một lượng nước cần thiết trong hồ để có thể sử dụng máy bơm dã chiến để bơm nước cho lúa. Tuy nhiên, khi xây dựng công trình hồ Vín Thượng, đơn vị thi công đã tháo cạn nước trong hồ. Cho đến thời điểm này, lượng nước trong hồ đã gần như cạn kiệt.

 

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Dĩnh, cán bộ phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn cho biết: Khi triển khai dự án chúng tôi đã tổ chức họp xã họp xóm và nhân dân cũng nhất trí chuyển đổi cây trồng phù hợp. Nhân dân không đặt vấn đề phải hỗ trợ cái gì mà Nhà nước cũng không có cơ chế hỗ trợ như thế. Đây là chủ trương đúng, chúng ta phải chịu hi sinh một phần. Từ trước đến giờ chưa có chính sách hỗ trợ về việc này. Ngoài ra, đến giờ phút này địa phương vẫn chưa có ý kiến bằng văn bản ra để đề nghị hỗ trợ.

 

Trước tình hình trên, rất mong các cơ quan chức năng, huyện Lạc Sơn có  cơ chế hỗ trợ người dân các xóm bị ảnh hưởng từ việc xây hồ Vín Thượng. Đó chính là mong muốn chung của hơn 300 hộ dân các xóm Vín Thượng, Vín Hạ, Hương Hoà và cấp uỷ, chính quyền xã Hương Nhượng nhằm tháo gỡ những khó khăn trước mắt, để khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.

 

                                                                                          Mạnh Hùng

 

Các tin khác

Tỉ giá VND/USD trên thị trường tự do trong mấy ngày qua tăng liên tục.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 4 ước đạt 222,15 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 4 vừa qua, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 1994) ước đạt 222,15 tỷ đồng, tăng 6,42% so với tháng trước. Lũy kế 4 tháng đầu năm, ước đạt 829,12 tỷ đồng, thực hiện 27,64% kế hoạch năm (nếu tính cả Công ty thủy điện Hòa Bình ước đạt 1.649,12 tỷ đồng thực hiện bằng 32,18% kế hoạch năm).

Lạc Thủy: Triển khai đồng bộ các biện pháp để phòng trừ rầy và lùn sọc đen

(HBĐT) - Từ ngày 6/4, trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã xuất hiện bệnh lùn sọc đen trên cây lúa tại thôn 1- bến nghĩa xã Cố Nghĩa với diện tích 0,15 ha mật độ phổ biến 30-50 con/m2, có nơi cao 500-600 con/2.

Phí đường thu lẫn vào xăng: Dân cần minh bạch thu, chi

Sau khi thông tin Bộ GTVT quyết định chọn hình thức thu phí bảo trì đường bộ qua xăng, dầu được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, đã có nhiều ý kiến phản ứng. Người dân cho rằng phải chăng ngành giao thông đặt họ vào “thế đã rồi”, không một lời giải thích.

Giải quyết bài toán nguyên phụ liệu cho dệt may

Để giải quyết bài toán nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, năm 2010, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) sẽ hạn chế đầu tư dàn trải mà tập trung vào khâu tạo giá trị gia tăng cao cho ngành sản xuất cốt lõi dệt may.

FDI vào Việt Nam năm 2010: Nhiều triển vọng mới

Nhiều tổ chức tài chính, chuyên gia kinh tế nước ngoài nhận định, năm 2010 nguồn vốn FDI vào Việt Nam có nhiều triển vọng mới. Nhất là, sau hơn bốn tháng đầu năm, gắn với sự gia tăng cơ hội kinh doanh của các dự án FDI, niềm tin và những động thái tích cực mới, với sự cải thiện khá rõ về quy mô vốn đăng ký/dự án, cơ cấu vốn đăng ký và mức giải ngân thực tế...

Sử dụng điện tiết kiệm - Biện pháp tích cực giảm thiếu hụt điện mùa khô

(HBĐT) - Mới bước vào đầu hè, thành phố Hoà Bình đã thường xuyên phải thực hiện cắt điện luân phiên. Tình trạng này được dự báo sẽ còn tiếp tục nếu tình hình thiếu nước ở các hồ thuỷ điện không được cải thiện.  Ngành điện đã tập trung mọi biện pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định. Tuy vậy, một trong những giải pháp được coi là tối ưu trong tình hình hiện nay đó là: sử dụng điện tiết kiệm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục