Trong những ngày gần đây, giá USD trên thị trường tự do liên tục tăng với mức tăng bình quân mỗi ngày 30 đồng/USD. Ngày 13.5, giá USD tự do tại TP.HCM đẩy lên 19.120 - 19.150 đồng/USD. Trong khi đó, giá USD trong ngân hàng lại có xu hướng giảm.

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với Phó giáo sư - Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP.HCM, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia. Ông đánh giá: Giá USD tự do tăng gần đây chủ yếu do tâm lý, người mua tin vào tin đồn thổi. Thị trường trong nước đang khá nhạy cảm, dễ tin vào những tin không chính thức. Một số nhà đầu cơ trên thị trường tung tin đồn USD sẽ còn tăng mạnh khiến người dân mua USD tích trữ cần cẩn thận.

Xét về tổng thể, giá USD hiện nay có xu hướng ổn định. Tình hình cung - cầu không còn căng thẳng dù rằng 4 tháng đầu năm Việt Nam nhập siêu 4,6 tỉ USD (phần lớn từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - FDI - nhập khẩu máy móc thiết bị). Nhưng ngược lại, trong 4 tháng đầu năm giải ngân của khối FDI vào Việt Nam cao, đạt trên 3 tỉ USD, nguồn vốn ODA cũng khoảng 1 tỉ USD, kiều hối trên 2 tỉ USD... đảm bảo không thiếu ngoại tệ mà còn dư được chút ít. Đồng thời, chênh lệch lãi suất giữa USD và tiền đồng khá cao tạo cho doanh nghiệp không có tâm lý găm giữ USD.


Phó giáo sư - Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP.HCM - Ảnh: Mai Phương
Trong vài tháng trở lại đây, nếu Ngân hàng Nhà nước không can thiệp bằng cách mua USD vào thì giá USD đã giảm mạnh hơn. Giá USD được giữ ổn định để hỗ trợ xuất khẩu, đặc biệt là mục tiêu ổn định vĩ mô và lạm phát ở mức 8%.

* Dư nợ tín dụng USD tăng nhanh cùng với lo ngại nhu cầu USD trong những tháng cuối năm tăng cao khi doanh nghiệp đến hạn trả nợ có dẫn tới khả năng người dân mua USD đón đầu không, thưa ông?

- Doanh nghiệp vay USD thường đã tính toán nguồn USD khi trả nợ. Trường hợp có rủi ro về tỷ giá thì doanh nghiệp cũng đã tính đến mức chênh lệch giữa lãi suất USD - tiền đồng khoảng 7% có thể bù đắp được. Đó là chưa nói đến việc không phải doanh nghiệp nào muốn vay USD cũng được vay. Doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn USD trả nợ thì ngân hàng mới cho vay. Hiện nay doanh nghiệp vay USD và bán ra lấy tiền đồng.

Các ngân hàng mua lại nguồn USD này và nếu vượt trạng thái ngoại hối 30% thì bán lại cho Ngân hàng Nhà nước. Đến cuối năm, nếu nhu cầu USD tăng cao, thị trường thiếu thì tôi nghĩ Ngân hàng Nhà nước sẽ bán ra để can thiệp. Lúc này có thể giá USD sẽ tăng nhẹ nhưng tăng bao nhiêu còn phụ thuộc vào cung cầu thị trường. Riêng nguồn kiều hối, khi các nước gặp khủng hoảng kinh tế thì nguồn này chuyển về Việt Nam 6 tỉ USD. Năm 2010, tôi nghĩ nguồn kiều hối sẽ trên mức 6 tỉ USD.

Giá USD trên thị trường tự do tại Hà Nội đầu buổi sáng ngày 13.5 vọt lên mức 19.120 đồng/USD mua vào và 19.170 bán ra. Đến khoảng 15 giờ giá USD được đẩy lên cao hơn nhưng biên độ mua - bán được thu hẹp lại ở mức 19.150 và 19.180 đồng/USD. Trong khi giá USD chợ đen tăng vọt, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại trong cùng thời điểm lại không tăng và giữ ở mức ổn định. Tỷ giá giao dịch tại Hội sở chính Vietcombank mua vào 18.990 đồng/USD và bán ra ở mức 19.050 đồng/USD. (A.Vũ)

* Nợ công lan rộng ở châu Âu, đồng USD trên thế giới mạnh lên…, gần đây Việt Nam công bố nợ công ở mức gần mức trần 50% GDP, những thông tin này có ảnh hưởng đến tỷ giá và kinh tế trong nước như thế nào?

- Khủng hoảng nợ Hy Lạp có thể lan rộng ở khu vực châu Âu. Khủng hoảng ở châu Âu có thể sẽ kéo kinh tế toàn cầu suy thoái trở lại. Gần đây, tình trạng thất nghiệp của Mỹ lại tăng lên, bội chi ngân sách lớn... Những diễn biến này có thể tác động đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam vào châu Âu.

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần uyển chuyển chuyển sang các thị trường xuất khẩu khác và đẩy mạnh thị trường nội địa. Biến động của giá USD trong và ngoài nước thường không cùng chiều, chẳng hạn năm 2008, giá USD thế giới giảm, giá USD trong nước tăng. Giá USD trong nước hiện phụ thuộc rất nhiều vào cung cầu trên thị trường.

                                                                     Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục