Trang trại chăn nuôi của bà Phạm Thị Mười ở Tân Hòa - Hòa Sơn còn 70 con lợn chưa bán được
(HBĐT) - Trong bối cảnh có dịch bệnh tai xanh, các chủ chăn nuôi đang ở trong tình trạng khó khăn tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Họ mong muốn các cơ quan chức năng cần đổi mới cơ chế quản lý là cách giúp đỡ thiết thực nhất cho các chủ chăn nuôi.
Ông Bùi Văn Tình, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Lương Sơn cho biết: Là huyện có nhiều trang trại lợn quy mô lớn nhất tỉnh, tập trung ở đại bàn thị trấn, các xã Hợp Hòa, Cư Yên, Hòa Sơn, Cao Dương, Cao Thắng... Tuy nhiên, các trang lợn có quy mô, đa số Công ty CP trên địa bàn đều do Chi cục Thú y quản lý. Trạm Thú y huyện chỉ quản lý các hộ chăn nuôi nhỏ, quy mô hộ gia đình.
Trong tình hình dịch tai xanh ở lợn căng thẳng, Trạm Thú y huyện chỉ được cấp phép kiểm dịch cho đối tượng này. Ông Tình khẳng định, Trạm hoàn toàn đủ năng lực về con người, cơ sở vật chất có thể làm tốt công tác quản lý dịch bệnh và kiểm dịch trên địa bàn. Trạm đang phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm soát dịch bệnh, bố trí người ứng trực 24/24h, theo dõi chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, xử lý các trường hợp vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn không không có giấy chứng nhận kiểm dịch, hoặc có giấy nhưng không hợp lệ. Trạm trưởng thú y chịu tránh nhiệm về việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho các chủ hàng, nếu để xảy ra tình ra tình trạng lợn ốm lây lan dịch ra địa bàn và địa phương lân cận.
Ông Nguyễn Mạnh Hình, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn cho rằng: Đến nay, trên địa bàn chưa phát hiệu dịch tai xanh ở lợn. Nếu phân cấp cho huyện quản lý các trang trại chăn nuôi trên địa bàn thì sẽ hợp lý hơn vì có thể kịp thời xử lý được dịch bệnh cũng như chủ động hơn trong công tác tiêm phòng và quản lý dịch bệnh.
Qua thực tế cho thấy, phần lớn các trang trại đều ngại ngần cung cấp thông tin về tình hình tiên thụ trong thời điểm dịch tai xanh. Phần lớn các chủ hộ chăn nuôi đều đang ở trong tình trạng khó khăn đang cố gắng duy trì sản xuất tới hết dịch và cho rằng, ít có cán bộ thu y đến hướng dẫn công tác tiêm phòng, quản lý dịch bệnh. Một chủ trang trại chăn nuôi đầu tư tại huyện Lương Sơn từ nhiều năm nay (xin được giấu tên- theo đề nghị) có quy mô trên 100 con nái, tương đương 800- 1.000 lợn thịt. Chủ trang trại này cho biết, đã đầu tư vào chăn nuôi là phải chấp nhận khó khăn, chẳng hạn như đầu tư cơ sở vật chất, vật tư đầu vào, công sức đều tăng cao. Khi xảy ra dịch bệnh lại càng khó khăn hơn, phần lớn chủ chăn nuôi phải lao đao tìm cách tiêu thụ sản phẩm. Theo ý kiến của của hầu hết các chủ trại chăn nuôi, khó khăn trước hết đó là cơ chế quản lý, trong đó có cơ chế về vốn. Mặc dù nhiều doanh nghiệp có quan hệ khá tốt với ngân hàng và cơ quan quản lý nhưng vấn khó khăn tiếp cận được vốn vay cho sản xuất. Sổ đỏ không đủ thế chấp. Ngay cả quy định mới cho vay nông nghiệp gần đây 500 triệu đồng không đủ thể chấp nhưng cũng không thấp tháp gì với mức đầu tư cho chăn nuôi có quy mô vừa. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác thì doanh nghiệp vẫn có thể xoay sở được vốn để đầu tư cho chăn nuôi. Thứ 2 là chủ chăn nuôi phải đối mặt với sự phức tạp về cơ chế quản lý chuyên ngành. Trong quá trình chăn nuôi, cơ quan quản lý không hỗ trợ được gì cho các chủ chăn nuôi. Khi có dịch chỉ cần 1 cú điện thoại là Trạm thú y không cấp giấy phép kiểm dịch. Phần lớn các chủ nuôi quyết định đầu tư vào chăn nuôi lớn thì đã có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng về công tác phòng- chống dịch bệnh. Với cơ chế như hiện nay, vô hình chung đã đồng loại các trang trại làm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh và các trang trại không làm tốt. Dù tiêu thụ thịt lợn khó khăn, nhưng chủ chăn nuôi cũng phải tìm cách đưa sản phẩm đến với người tiên dùng có điều hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ bị sụt giảm. Cũng liên quan đến công tác quản lý chuyên ngành, đó là câu chuyện vacxin phòng dịch. Các trang trại được Nhà nước cấp văcxin phòng dịch. Chi cục Thú y các tỉnh quản lý. Nhưng thực tế bên ngoài có rất nhiều và vẫn có thể mua được. Nhưng do công tác bảo quản không đúng quy trình nên vacxin tốt trở nên kém chất lượng.
Mới đây, một lần nữa Cục Thú y khẳng định: Bệnh tai xanh trên lợn không lây sang người và có thể được khống chế trên cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác vận chuyển, buôn bán, giết mổ. Cục Chăn nuôi đề nghị các cấp chính quyền và cơ quan thú y địa phương vừa thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển lợn vừa tạo điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi không bị nhiễm bệnh được vận chuyển lưu thông lợn giống và lợn thịt để đẩy mạnh tiêu thụ.
Lê Chung
Hôm qua, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Hồng Phúc thừa ủy quyền Thủ tướng đã trình Quốc hội dự án Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29-6-2006 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
(HBĐT) - Phát triển kinh tế nông lâm nghiệp tập trung với quy mô lớn theo hình thức trang trại, cũng có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra khối lượng hàng hoá lớn. Đồng thời khi làm kinh tế trang trại, người nông dân cũng sẽ phải nhạy bén hơn với thị trường, tạo việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn. Đó chính là tiền đề và động lực của một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. Và là cơ sở để tỉnh ta xây dựng đề án phát triển kinh tế trang trại đến năm 2015 theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với nền kinh tế hội nhập.
(HBĐT) - Triển khai thực hiện các công trình xây dựng cơ bản, 5 tháng đầu năm 2010, giá trị xây dựng các công trình XDCB thuộc NSNN trên địa bàn huyện Kim Bôi đạt 44.359 triệu đồng, bằng 23,2% so với dự toán; giá trị giải ngân đạt 34.129 triệu đồng, bằng 48,6% kế hoạch.
Doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu như dệt may, gỗ, nhựa, giấy... đang đối mặt với khó khăn do giá nguyên liệu tăng
Sau 20/6, tình hình cung ứng điện có thể sẽ bớt căng thẳng do có lũ về, ông Đặng Hoàng An, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định.
Nhiều doanh nghiệp thủy sản đang đứng ngồi không yên vì giá xuất khẩu vào thị trường EU (Liên minh châu Âu) ngày một giảm do đồng euro đã mất giá trên 15% so với đồng USD.