Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ tháng 10-2004, Cam-pu-chia hiện đang theo đuổi chính sách mở cửa thị trường, tự do hóa nền kinh tế với những chính sách mời gọi đầu tư thông thoáng như: Ưu tiên cho nhà đầu tư sử dụng đất, gồm đất chuyển nhượng hoặc thuê dài hạn trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, nuôi trồng thủy hải sản, tinh chế dầu cọ...
Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của Cam-pu-chia đạt 4,616 tỷ USD, gồm các mặt hàng dệt may, cao-su, gỗ, gạo, giày dép... Kim ngạch nhập khẩu đạt 6,424 tỷ USD, chủ yếu là xăng dầu, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, dược phẩm... nhập từ Thái-lan, Trung Quốc, Việt Nam, Xin-ga-po.
Với Việt Nam, kim ngạch buôn bán hai chiều hằng năm giữa hai nước tăng 40%/năm. Cụ thể là năm 2002, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 240 triệu USD; năm 2007 là 1,1 tỷ USD; năm 2008 là 1,7 tỷ USD; năm 2009, đạt 1,8 tỷ USD. Bốn tháng đầu năm 2010 là 420 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Với đà buôn bán ngày càng tăng giữa hai nước, kim ngạch xuất nhập khẩu có thể đạt 2 tỷ USD trong năm 2010. Một số công ty như Việt Tiến, Phân bón hóa chất Dầu khí, Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang, Sacombank, BIDV, Viettel... đã và đang mở văn phòng đại diện giới thiệu, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa hoặc giúp nông dân Cam-pu-chia làm quen với khoa học kỹ thuật, kỹ thuật gieo trồng lúa.
Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh các chợ lớn ở Phnôm-pênh, Xôn-san-ra, hướng dẫn viên du lịch người Cam-pu-chia cho biết, 70% số hàng may mặc, nhựa, tiêu dùng, gia dụng, mì ăn liền... đang bày bán có xuất xứ từ Việt Nam. Các thương hiệu Vinamilk, DPM, Việt Tiến, Vifon, Acecook, phân bón Bình Ðiền, bút bi Thiên Long... trở nên quen thuộc với đời sống hằng ngày của người dân Cam-pu-chia. Ðã có 30 dự án của doanh nghiệp Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 250 triệu USD đầu tư vào thị trường Cam-pu-chia ở nhiều lĩnh vực khác nhau, chiếm 8% về vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Lý do khiến người tiêu dùng nước bạn thích "xài" hàng Việt Nam là giá hợp lý, tỷ lệ chiết khấu cao, thời gian giao, đặt hàng nhanh... Tuy nhiên, nhân viên Việt Nam chưa tận tình hướng dẫn cách sử dụng, phân phối và tiếp thị chưa tốt, quảng cáo chưa bắt mắt, khiến người tiêu dùng Cam-pu-chia chưa biết nhiều. Một số doanh nghiệp lớn vẫn chưa thật sự quan tâm tới thị trường Cam-pu-chia nên chưa có định hướng về thị trường cũng như cơ cấu ngành hàng.
Sự có mặt của hàng Việt Nam ở khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang) là một minh chứng khá rõ. Sau ngày khai trương Trung tâm thương mại hàng Việt ngày 23-8-2009, lượng khách nước bạn tham quan mua sắm đã tăng gấp ba lần so với tháng 7-2009. Doanh thu từ 18,7 tỷ đồng trong tháng 7, tháng 8 lên 31 tỷ đồng, tháng 9 hơn 54 tỷ đồng. Bình quân các tháng cuối năm 2009 từ 60 đến 70 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Minh Trí, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu An Giang: "Trước đây doanh nghiệp trong khu này kinh doanh toàn hàng nhập khẩu, đến nay hàng của các doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao chiếm 25 - 30%". Khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên đã thay đổi bộ mặt từ khi đưa hàng Việt Nam về phục vụ cho khách hàng là cư dân Cam-pu-chia. Do hàng Việt Nam đang được tiêu thụ mạnh nên Công ty TNHH thương mại và XNK An Biên đang kinh doanh 70% số hàng hóa Việt Nam. Công ty CP công nghiệp thực phẩm Tân Á kinh doanh 100% hàng Việt Nam tại khu bảo thuế đồng thời tổ chức các chi nhánh ở các huyện biên giới kinh doanh hàng Việt Nam.
Theo những người kinh doanh tại cửa khẩu Tịnh Biên, để hàng Việt Nam hấp dẫn người tiêu dùng Cam-pu-chia cần nhiều mẫu mã đa dạng hơn, nhất là hàng dệt may, nhựa, hàng gia dụng. Nên mở rộng và kinh doanh các mặt hàng sữa, lương thực, chế biến thực phẩm. Thủ tục qua lại cho phương tiện vận tải cần đơn giản, tăng định mức miễn thuế cho người tiêu dùng Cam-pu-chia mua hàng miễn thuế (hiện hàng có giá trị miễn thuế giới hạn 500 nghìn đồng/ngày). Các ngân hàng ở TP Hồ Chí Minh nên xem xét cụ thể việc mở chi nhánh hoặc liên kết với ngân hàng nước ngoài tham gia huy động vốn, kinh doanh ngoại hối,thu đổi ngoại tệ cũng như tham gia thị trường đầu tư tài chính do các giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở Cam-pu-chia vẫn ở mức nhỏ lẻ.
Theo Báo ND
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, xuất khẩu hàng dệt may cả nước trong 5 tháng đầu năm đã đạt kim ngạch 3,8 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 11-6, Tổng công ty Thép VN (VNSteel) trụ sở phía Nam tiếp tục điều chỉnh giá thép giảm thêm 600.000 đồng/tấn đối với thép cuộn, 300.000 đồng/tấn đối với thép cây chỉ sau ba ngày, tính từ 8-6.
Ngân hàng Nhà nước đã làm việc với các ngân hàng thương mại để bàn các biện pháp hạ lãi suất như chỉ đạo của Chính phủ.
(HBĐT) - Hiện nay, các cơ quan chức năng của tỉnh đang phối hợp để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thi công tuyến đường 500 kV Sơn La – Hòa Bình – Nho Quan, phấn đấu đến tháng 8/2010 bàn giao phục vụ công tác đóng điện xung kích để chuẩn bị cho việc hoà lưới tổ máy 1 Nhà máy Thuỷ điện Sơn La vào cuối năm 2010.
(HBĐT) - Sau cơn mưa đầu mùa, hàng trăm lồng cá của bà con ở các huyện Mai Châu, Cao Phong, Đà Bắc trên vùng lòng hồ Hòa Bình chết hàng loạt. Bao nhiêu vốn liếng, công sức nuôi được con cá của người nông dân bỗng chốc thành mây khói. Nhìn cá chết trắng lồng không bán, không ăn, không cho ai được họ chỉ biết ngậm đắng và biết kêu trời.
(HBĐT) - Đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất – kinh doanh, tạo việc làm thực hiện xoá đói - giảm nghèo cho nhân dân trong huyện, thời gian qua, NHNo&PTNT huyện Kim Bôi huy động nguồn vốn đạt 67 tỉ đồng.