Giá thép giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/tấn nhưng hiện sức mua vẫn thấp. Nhiều đại lý thép lỗ nặng do trữ hàng số lượng lớn

 
Thời điểm đầu năm 2010, giá thép xây dựng trên thị trường TPHCM chỉ ở mức dưới 12 triệu đồng/tấn. Thế nhưng bắt đầu từ tháng 3, giá thép liên tục tăng, đến trung tuần tháng 4, giá vọt lên 15,5 triệu - 15,7 triệu đồng/tấn, tăng 3,5 triệu đồng/tấn chỉ trong vòng hơn một tháng.
 
Lúc đó các doanh nghiệp (DN) sản xuất thép đều giải thích nguyên nhân giá thép tăng nóng là do giá phôi thế giới lên 600 USD/tấn (tăng gần 100 USD/tấn) cũng như tỉ giá ngoại tệ, xăng dầu, điện nước đều tăng khiến giá thành sản xuất đội lên.
 
Sẽ còn giảm tiếp
 
Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi, vào thời điểm đó nhiều DN thép vẫn còn đang sản xuất bằng nguồn phôi thép nhập khẩu trước đó với giá chỉ khoảng trên 500 USD/tấn, tức giá thành chỉ khoảng trên dưới 12,5 triệu đồng/tấn nhưng nhiều DN vẫn bán thép với giá lên đến trên 15 triệu đồng/tấn, lãi đến 2,5 triệu đồng/tấn, một mức siêu lãi trong công nghiệp sản xuất thép.
 
Một số người trong nghề còn tiết lộ: Không ít DN còn chủ động được khoảng 60% nguồn phôi trong nước vốn có giá thấp hơn vài chục USD/tấn so với giá phôi nhập khẩu thì lợi nhuận càng cao...
 
Thế nhưng từ đầu tháng 5, giá thép xây dựng bắt đầu rớt dần và ngày càng giảm mạnh. Hiện giá thép bán ra tại các nhà máy chỉ còn 11,6 triệu- 11,7 triệu đồng/tấn (thép cuộn) và 12,5 triệu đồng/tấn (thép cây). Nguyên nhân chính dẫn đến giá thép giảm mạnh, theo nhận định từ giới chuyên môn, là do trước đó giá thép bị đẩy lên quá cao khiến thị trường phản ứng ngược, không chịu “ăn” hàng.
 
 
Thép xây dựng nhập khẩu tiếp tục về cảng Sài Gòn (ảnh chụp ngày 10-6). Ảnh: HỒNG THÚY
Bằng chứng là trong tháng 3, các DN thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam đã tiêu thụ được khối lượng thép kỷ lục (568.000 tấn) nhưng qua tháng 4 chỉ còn tiêu thụ được 299.000 tấn, tháng 5 tiếp tục giảm còn 283.000 tấn.
 
Theo dự báo từ Hiệp hội Thép Việt Nam, sức tiêu thụ trong tháng 6 này sẽ còn ảm đạm hơn... Ông Nguyễn Tiến Nghị, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết do tiêu thụ chậm nên lượng thép tồn kho của các DN hiện rất lớn. Riêng thép thành phẩm tồn khoảng 371.000 tấn, còn nguồn phôi thép khoảng 560.000 tấn.
 
Theo nhận định từ giới chuyên môn, do lượng hàng tồn còn quá lớn, các tỉnh phía Nam lại bắt đầu vào mùa mưa (mùa thấp điểm trong xây dựng), sức tiêu thụ thép thường giảm cộng với giá phôi thép trên thị trường thế giới vẫn còn trong xu hướng giảm... nên sắp tới nhiều khả năng giá thép sẽ còn giảm.
 
Khảo sát tại các cửa hàng vật liệu xây dựng ở TPHCM cho thấy người mua thưa thớt. Hiện giá thép bán lẻ giảm còn 13 triệu đồng/tấn nhưng vẫn ít người mua do tâm lý người tiêu dùng tiếp tục chờ giá giảm thêm...
 
Chạy hàng để thu hồi vốn
 
Đề cập về cơn sốt giá thép vừa qua và khó khăn của nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thép hiện nay, các chuyên gia trong lĩnh vực này nhận xét: “Gậy ông đập lưng ông”. Thời điểm tháng 3 có thông tin giá thép sẽ tăng cao do giá quặng sắt tăng 40% so với cùng kỳ năm trước kéo theo giá phôi nhảy lên 630 USD/tấn.
 
Trong nước, thông tin Chính phủ sẽ có nhiều biện pháp giảm nhập siêu bằng việc hạn chế nhập khẩu nhiều mặt hàng trong đó có sắt thép xây dựng... Từ những thông tin này, nhiều đại lý lớn dự đoán giá thép sẽ tăng cao nên đua nhau lấy hàng với số lượng rất lớn nhằm đầu cơ chờ giá lên. DN sản xuất thép chớp cơ hội đẩy giá lên cao, gây khan hiếm hàng, khiến giá thép lúc đó tăng liên tục.
 
Tuy nhiên, do giá thép bị đẩy lên quá cao chỉ trong một thời gian ngắn đã làm cho thị trường phản ứng ngược. Người tiêu dùng quay lưng, tạm ngưng kế hoạch xây dựng vì không biết giá thép sẽ còn lên đến mức nào. Nhiều công trình xây dựng lớn cũng phải tính toán lại kế hoạch thi công, thậm chí tạm ngưng một thời gian...
 
Sức mua chậm hẳn, vì vậy từ đầu tháng 5 đến nay, để bán được hàng, các nhà máy liên tục điều chỉnh giảm giá thép làm cho các đại lý găm hàng số lượng lớn trở tay không kịp nên bị lỗ nặng.
 
Ông Trần Thành Phát, giám đốc một công ty kinh doanh sắt thép tại quận 10, cho biết trong đợt biến động giá thép lần này nhiều đại lý lớn lỗ hàng tỉ đồng, còn những cửa hàng nhỏ, lẻ cũng lỗ hàng trăm triệu đồng là bình thường. Hiện không ít đại lý vẫn còn ôm hàng với giá cao đang phải tìm cách đẩy hàng ra để cắt lỗ. Một số DN sản xuất thép cho biết với giá bán hiện nay họ đang lỗ khoảng trên 1 triệu đồng/tấn...
 
“Đây là bài học có thể biết trước nhưng các nhà sản xuất, kinh doanh vẫn làm ngơ, hùa nhau đẩy giá lên. Đến khi sức mua giảm mạnh, hàng tồn đầy kho họ mới chấp nhận giảm giá để giải phóng hàng cũng như trả nợ vay ngân hàng với lãi suất cao... nên giá thép giảm là đương nhiên”- một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực sản xuất thép nhận xét.
 
 
 
                                                                                      Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nông dân xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy nhận máy nông nghiệp theo đề án.
Mô hình KTTT của gia đình anh Thẩm cho thu nhập 150 triệu đồng/năm.
Không có hình ảnh

Tạo bước đột phá cải thiện môi trường kinh doanh

(HBĐT) - Trung tuần tháng 5, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị tiếp xúc với doanh nghiêp - nhà đầu tư nhằm lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 31/01/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về quy trình thủ tục hành chính, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Hiệu quả từ mô hình nuôi gà an toàn sinh học ở Tu Lý

(HBĐT) - Năm 2009, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm khuyến nông huyện Đà Bắc đã chọn xã Tu Lý để xây dựng mô hình nuôi gà an toàn sinh học. Các hộ tham gia mô hình tự nguyện, nhiệt tình, có nhu cầu cao muốn được chuyển giao các tiến bộ KHKT mới trong lĩnh vực chăn nuôi theo hướng đa dạng hoá sản phẩm cho thu nhập cao.

Xu hướng mới từ FDI

Công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất và hạ tầng cơ sở thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Sân bay Lai Châu chính thức hoạt động vào 2012

Theo kế hoạch, sân bay Lai Châu sẽ chính thức đi vào hoạt động, phục vụ hành khách vào năm 2012 với dự báo chỉ tiêu vận chuyển 7.300 hành khách/năm, sau đó tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp và mở rộng, đến năm 2030.

Một hình thức làm thủy điện hiệu quả ở Thái Nguyên

Trong điều kiện hệ thống điện thiếu nguồn trầm trọng như hiện nay, huy động vốn để xây dựng một nhà máy thủy điện (dù công suất nhỏ) phát lên lưới điện mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường chính là việc làm thiết thực góp phần giảm thiểu khó khăn cho ngành điện, đồng thời cũng là một hình thức tiết kiệm điện năng cho đất nước.

Phát triển cà phê tại huyện Lạc Sơn - Hướng tới xây dựng Khu công viên nông nghiệp

(HBĐT) - Khu Công viên Nông nghiệp là một mô hình liên hợp nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ liên hoàn và khép kín đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia. Với một số tiêu chí cơ bản là: giải quyết vấn đề đất đai, tăng thu nhập, tạo việc làm cho nông dân, sản xuất, cung ứng sản phẩm nông sản sạch và phát triển bền vững, mô hình đang được Viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT nghiên cứu và thí điểm tại huyện Lạc Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục