An ninh cung ứng điện đang ở mức báo động khi thủy điện bị cạn kiệt

An ninh cung ứng điện đang ở mức báo động khi thủy điện bị cạn kiệt

Trái với hi vọng của EVN, tính đến 21/6, lũ tiểu mãn vẫn không về khiến nguồn cung ứng điện ngày càng vô cùng căng thẳng.

Tại cuộc họp báo hôm 1/6, ông Đặng Hoàng An, Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã hứa hẹn, có khả năng sau 20/6, tình hình thủy văn được cải thiện thì việc sản xuất và cung ứng điện sẽ dần trở lại bình thường.

Tuy nhiên, thực tế thời tiết diễn ra đã không được như mong đợi. Bà Nguyễn Lan Châu, Phó GĐ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương chia sẻ với VietNamNet: “Cơn mưa đêm ngày 20/6 kéo dài đến 7h sáng ngày hôm qua, 21/6 không đủ cải thiện tình hình thủy văn tại hồ thủy điện phía Bắc.”

Vào sáng 21/6, lưu lượng nước về hồ thủy điện Hòa Bình lên được mức cao nhất là 1.800m3/s, hồ Thác Bà, Tuyên Quang khoảng 600m3/s, nhưng đến chiều, lưu lượng nước về hồ lại giảm.

Mực nước hồ Hòa Bình hiện chỉ nhỉnh hơn 81m, cách mực nước chết khoảng 1,5m và mức phát điện hồ Tuyên Quang, Thác Bà cũng chỉ còn cách mực nước chết vài chục cm.

Theo EVN, nguồn thủy điện chiếm tới 34,2% nguồn cung ứng điện cả nước, mua mưa có thể phát 130 triệu kWh/ngày (nếu hoạt động 20h/ngày), mùa kiệt có thể phát 65- 68 triệu kWh/ngày, tương đương 10-12 tiếng/ngày.

Nhưng hạn hạn đã khiến cho, nguồn điện quan trọng này chỉ còn có thể huy động ở mức 40-45 triệu kWh/ngày, thấp hơn mức khống chế ban đầu của EVN là 5 triệu kWh/ngày.

Riêng thủy điện Hòa Bình, chiếm tới 12% sản lượng điện cả nước thì nay, phải hoạt động cầm cự theo kiểu, nước về đến đâu thì phát điện tới đó. Sản lượng điện phát được của nhà máy này thấp hơn gần 1 tỷ kWh so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Lan Châu bày tỏ, nếu các nhà máy thủy điện hoạt động tiếp tục 6- 7 tiếng/ngày hiện nay thì cũng chỉ trong 2 ngày nữa, các hồ sẽ về mực nước chết. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm cho hệ thống thiết bị thủy điện.

Một bất lợi khác là, tình hình thủy văn của Việt Nam hiện lại phụ thuộc vào các họat động nhà máy thủy điện của Trung Quốc ở phía thượng nguồn.

Đại diện Ban kinh doanh, EVN cho hay, nếu có mưa diện rộng ở thượng nguồn, phía Trung Quốc có gần chục cái đập thủy điện, cũng sẽ tích nước và phải chờ khi họ tích nước xong, xả đập thì may ra, nước mới về các hồ thủy điện của Việt Nam.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng đánh giá, chính việc điều tiết, vận hành các nhà máy thủy điện thượng nguồn của Trung Quốc làm trầm trọng hơn mức độ cạn kiệt, thiếu nước trên phần lưu vực phía Việt Nam, làm cho dòng chảy về Việt Nam xuống mức thấp nhất trong lịch sử.

Để khắc phục tình trạng thiếu điện, EVN đã đàm phán với Trung Quốc mua 2 triệu kWh/ngày, nhưng chỉ như muối bỏ bể với nhu cầu điện hiện nay. Nguồn nhiệt điện mới vẫn không được cải thiện tốt, như Quảng Ninh, Hải Phòng vẫn chưa vận hành trở lại.

Do đó, sau 21/6, tình hình cung ứng điện còn căng thẳng hơn bao giờ hết.

Đại diện Ban Kinh doanh, Tổng công ty điện lực Miền Bắc cho biết, trên thực tế, mức phân bổ cho đơn vị này đã chỉ còn chưa đến 48 triệu kWh/ngày, thiếu 17 triệu kWh/ngày, mất cân đối tới 26%. Ở nhiều tỉnh phía Bắc, điện cho sinh hoạt, nông thôn tiết giảm rất sâu, tới trên 60%.

Bộ Công Thương cũng đang phải tính toán, xem xét lại hướng tiết giảm điện và có thể tới đây, nhóm khách hàng doanh nghiệp công nghiệp sẽ phải tăng cường mức chia sẻ thiếu điện nhiều hơn.

Bà Nguyễn Lan Châu cho rằng, đầu tháng 7/2010, nếu lũ tiểu mãn về thì may ra, tình hình mới cải thiện.  Cụ thể hơn, nghĩa là sẽ phải có mưa 3 ngày liền, lưu lượng nước về hồ Hòa Bình phải đạt tới 5000- 6000m3/s thì mới có thể coi là lũ tiểu mãn.

Theo dự báo hiện nay, còn một cơn mưa sẽ xuất hiện vào ngày 27/6 tới, nhưng cũng là cơn mưa nhỏ, không đủ hình thành lũ tiểu mãn.

                                                                                       Theo Vnn

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp hoàn thiện nội dung các tờ trình của các sở, ngành
Hội thảo khoa học nhận biết hiệu quả hệ thống chính sách của Nhà nước đối với người dân vùng tái định cư thủy điện Hòa Bình trên sông Đà,

6 tháng đầu năm, doanh thu du lịch tăng 0,57% so cùng kỳ năm 2009

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2010, ngành văn hoá - thể thao và du lịch tỉnh Hoà Bình đã xúc tiến nhiều hoạt động quan trọng nhằm thu hút du khách đến với địa phương, đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch.

Ban quản lý các KCN: Đẩy mạnh CCHC, cải thiện môi trường đầu tư

(HBĐT) - Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh có chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh. Ban là cầu nối giữa tỉnh với các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và ngoài nước.

1,2 tỷ USD phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị

Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị chế biến nông-lâm-thủy sản giai đoạn đến năm 2015, có xét đến năm 2025 vừa được Bộ Công thương phê duyệt, tổng vốn đầu tư cho cả thời kỳ đến năm 2025 khoảng 20.955 tỷ đồng, tương đương 1,2 tỷ USD.

"WB hỗ trợ để Việt Nam có một tương lai tốt đẹp"

Ngân hàng Thế giới (WB) được thành lập tại Hội nghị Bretton Woods, vào tháng 7/1944, ở bang New Hampshire, Mỹ và chính thức đi vào hoạt động ngày 25/6/1946.

Xuất khẩu sẽ tăng hai con số

Với các hợp đồng đã ký, có thể dự báo xuất khẩu trong năm 2010 tăng trưởng đến 12%Nhiều dấu hiệu cho thấy xuất khẩu đang tăng trưởng mạnh trở lại, các doanh nghiệp (DN) đã biết cách chủ động tìm kiếm khách hàng và thị trường mới ngay khi thị trường thế giới bắt đầu phục hồi.

Tổng thu NSNN 5 năm tăng 16,2% so với dự toán

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính và Chính phủ, trong 5 năm (2006-2010), ngành Thuế tiếp tục duy trì và phát triển phong trào thi đua sâu rộng trong toàn ngành, hưởng ứng tích cực vào phong trào Chiến sĩ thi đua trên toàn quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục