Cán bộ Công ty D&G hòa Bình kiểm tra chất lượng trồng rừng phòng hộ tại xã Xuân Phong, Cao Phong
(HBĐT) - Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (gọi tắt là dự án 661) là dự án trọng điểm Quốc gia, được Quốc hội thông qua và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 661/QĐ – TTg nhằm đầu tư phát triển rừng toàn diện với mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là dân trong và ven rừng; đồng thời gia tăng giá trị thu nhập cho ngành lâm nghiệp.
Dự án được triển khai ở tất cả các xã có rừng và đất lâm nghiệp thuộc 11 huyện, thành phố trong tỉnh, đến nay có 15 Ban quản lý dự án cơ sở (4 khu bảo tồn thiên nhiên, 9 BQL dự án cơ sở tại các huyện và 1 Ban quản lý dự án cơ sở độc lập là Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà) được bố trí nguồn vốn từ chương trình dự án để đầu tư và phát triển rừng.
Trong 12 năm thực hiện Dự án 661 các dự án rừng phòng hộ, đặc dụng cơ sở tỉnh Hòa Bình đã trồng mới được 29.232,27 ha rừng, trung bình đạt 2.436,5 ha/năm; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 52.393,15 lượt ha, trung bình mỗi năm được 4.366,10 ha; bảo vệ rừng trồng, rừng tự nhiên 679.367,28 lượt ha, trung bình mỗi năm bảo vệ rừng được 56.613,94 lượt ha. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ có khoảng 48.700 hộ làm lâm nghiệp trong vùng dự án, số hộ nghèo khoảng 15.600 hộ chiếm 32% số hộ làm lâm nghiệp trong vùng dự án tại nông thôn có đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp; hàng năm Dự án tạo việc làm cho khoảng 126.500 lao động góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, ổn định đời sống, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong giai đoạn 1999-2010, Dự án 661 đã xây dựng 6 vườn ươm mới tại các BQL dự án rừng phòng hộ cơ sở...Ngoài ra còn có nhiều vườn ươm nhỏ lẻ tại các khu vực gần địa điểm trồng rừng. Bình quân hàng năm các cơ sở sản xuất cây giống của tỉnh sản xuất được khoảng 8 - 10 triệu cây giống lâm nghiệp các loại, đảm bảo đủ lượng giống phục vụ kế hoạch trồng rừng hàng năm của tỉnh và nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Một số công trình hạ tầng lâm sinh phục vụ công tác trồng rừng cũng đã được đầu tư xây dựng như: đường băng chống cháy rừng, trạm bảo vệ rừng, chòi canh và văn phòng các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng...
Tổng vốn đầu tư cho dự án trong hơn 10 năm qua là 248.831,60 triệu đồng. Ngoài ra, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hoà Bình đầu tư trên 81 tỉ đồng để chủ yếu trồng rừng sản xuất với hình thức trồng rừng tập trung trên đất của Công ty được giao và liên doanh liên kết với hộ nông dân trồng rừng. Nhân dân tự bỏ vốn trên 133 tỉ đồng để trồng rừng.
Không chỉ thành công trong lĩnh vực trồng rừng (đưa độ che phủ rừng của tỉnh từ 38% năm 1999 lên 46% như hiện nay), dự án còn góp phần chuyển dịch mạnh mẽ việc chế biến, tiêu thụ từ gỗ rừng tự nhiên trước đây sang chế biến, tiêu thụ gỗ rừng trồng với khối lượng hàng trăm ngàn m3/năm. Tổng sản lượng gỗ rừng trồng sản xuất khai thác năm 1998-2010 ước đạt 1.244.598 m3 và giá trị ước đạt trên 1 tỉ đồng; giá trị khai thác lâm sản ngoài gỗ ước đạt trên 20 tỉ đồng. Năm 2010 sản lượng gỗ rừng trồng sản xuất khai thác ước đạt 148.846 m3 và giá trị ước đạt 152 tỉ đồng. Sau 12 năm thực hiện dự án và phong trào trồng cây của nhân dân đã tạo nên được vùng nguyên liệu khá ổn định, năng lực cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đáp ứng được yêu cầu; đất trống, đồi núi trọc đã được sử dụng có hiệu quả.
Tuy đã gặt hái nhiều thành công nhưng khách quan mà nói thì quá trình triển khai dự án 661 cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Đó là việc đầu tư của Nhà nước chỉ mang tính chất hỗ trợ. Mức đầu tư cho trồng mới rừng phòng hộ và chăm sóc 4 năm là 10 triệu đồng/ha; bảo vệ rừng là 100.000 đồng/ha/năm so với giá cả thị trường hiện nay là thấp. Người dân thực hiện dự án không đủ sống nhờ vào thu nhập từ làm nghề rừng.Việc khoán bảo vệ rừng chỉ áp dụng cho rừng phòng hộ, đặc dụng khi sử dụng nguồn vốn ngân sách; đối với rừng sản xuất thì hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, chủ rừng tự bỏ vốn bảo vệ. Có nhiều hình thức khoán linh hoạt được áp dụng như: khoán hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng, tổ bảo vệ rừng, lực lượng vũ trang…nên đã góp phần bảo vệ tốt những vùng rừng trọng điểm. Thông qua việc nhận khoán đã nâng nhận thức công tác quản lý - bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học cho mọi tầng lớp nhân dân nên đã giảm áp lực từ việc khai thác rừng tự nhiên, góp phần giảm số vụ vi phạm lâm luật và số vụ cháy rừng.
Năm 2010, Dự án 661 sẽ kết thúc, nhưng sự nghiệp trồng rừng ở Hoà Bình chưa dừng lại ở đây. Nhận thấy, tầm quan trọng và giá trị kinh tế của rừng, mới đây, UBND tỉnh có chủ trương và giao cho Sở NN&PTNT xây dựng dự án phục hồi, quản lý bền vững rừng phòng hộ do tổ chức JICA Nhật Bản tài trợ. Đồng thời, Hoà Bình sẽ nối tiếp thực hiện Dự án phát triển rừng sản xuất; Dự án nâng cao năng lực PCCCR cho lực lượng kiểm lâm và xây dựng một số dự án khác nhằm quản lý, bảo vệ, phát triển sử dụng rừng liên tục và bền vững trên địa bàn tỉnh ta.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Ngày 29/6, UBND tỉnh ra Quyết định số 992/QĐ-UBND công bố hết dịch lợn tai xanh tại xã Thanh Hối, Mãn Đức và thị trấn Mường Khến huyện Tân Lạc kể từ ngày 28/6/2010.
(HBĐT) - Là lực lượng lao động dồi dào, nhưng một bộ phận thanh niên nông thôn vẫn chưa nhận thức được hướng đi sau khi trưởng thành, phụ thuộc nhiều vào gia đình, mang nặng tính ỷ lại, trông chờ, không tạo cho mình sức ép về công việc... Đó là những lời nhận xét của đồng chí Mạc Trọng Thơ, Phó Trưởng phòng LĐ & TBXH huyện Mai Châu xung quanh vấn đề lao động trong tầng lớp thanh niên ở nông thôn.
(HBĐT) - Tiếp tục mở rộng huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, 6 tháng đầu năm, NHNo&PTNT tỉnh huy động tổng nguồn vốn ước đạt 1.832 tỉ đồng, chiếm 50% tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Trong đó, tiền gửi dân cư 1.109 tỉ đồng (chiếm 61% tổng nguồn vốn), tiền gửi nội tệ 1.786 tỉ đồng, tiền gửi ngoại tệ quy đổi 46 tỉ đồng.
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 158/TB-VPCP, để khuyến khích đầu tư và huy động được tối đa các nguồn vốn từ xã hội cho phát triển hạ tầng, Việt Nam cần sớm xây dựng các hình thức chính sách đầu tư mới như chính sách đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP).
Du khách nội địa đến nay mới đặt mua tour khuyến mại từ 1/7-15/8 sẽ phải trả giá cao hơn. Phía hàng không vừa ngừng bán vé máy bay khuyến mãi cho các công ty du lịch trong giai đoạn này.
Đồng nhân dân tệ lên giá, sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc giảm đi sẽ là lợi thế đáng kể cho hàng xuất khẩu VN nếu biết tận dụng