Hệ thống điện mặt trời tại Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)

Hệ thống điện mặt trời tại Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)

Phải có hỗ trợ từ phía Nhà nước mới phát triển được điện gió, điện mặt trời. Cụ thể, về lâu dài, giá năng lượng phải cao mới là tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư (NĐT) bỏ vốn vào hai nguồn điện đắt đỏ này, còn với giá bán như hiện nay, rất khó để bắt ép EVN phải mua.

Cần có một chính sách lớn

Ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn điện lực (EVN) nói rằng, VN cần học theo cách làm của nhiều nước là hỗ trợ trực tiếp cho NĐT, thay vì hỗ trợ cho người mua vì khó kiểm soát. Theo đó, sẽ có các quy định dựa trên tổng vốn, suất vốn đầu tư là bao nhiêu, giá thành, các quy định về chỉ tiêu kỹ thuật của NĐT đến mức nào sẽ được trợ giá.

Việc cắt điện không báo trước, kéo dài là lỗi của ngành điện. Dù ngành điện đã có lời xin lỗi nhưng Bộ Công thương chỉ đạo EVN cần kiểm điểm lại trách nhiệm của mình. Để thiếu điện thời gian qua cũng là trách nhiệm của Bộ Công thương trong điều hành chỉ đạo.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng

Theo ông Hưng, 1 MW điện gió tốn khoảng 3 - 4 triệu USD vốn đầu tư, gấp đôi so với nhà máy chạy than hay thủy điện. Chủ tịch EVN nhấn mạnh, đầu tư ban đầu lớn như thế, phải có chính sách NĐT mới yên tâm làm. Nếu các thông số Nhà nước quy định rõ hơn, NĐT thấy có lãi chắc chắn họ sẽ đầu tư.

Trả lời câu hỏi EVN có sẵn sàng chia sẻ với các NĐT, chấp nhận mua giá đắt hơn hay không, ông Hưng cho biết: “Khả năng mua điện của EVN có giới hạn, mua một tháng thì được nhưng không thể mua cả năm vì sẽ lỗ, không có vốn để xoay vòng. Nhà nước cần làm rõ chính sách về giá để EVN mua lâu dài, nếu chỉ mua tạm thời thì NĐT sẽ không yên tâm”.

Ông Hưng cho rằng, cách bắt đầu của VN hiện nay chưa bài bản, NĐT thì ngại rủi ro vì không thu hồi được vốn, người tiêu dùng thì thấy giá đắt, và đề nghị: “Cần có một chính sách lớn từ phía Nhà nước, điện gió, điện mặt trời có thể cho công suất bao nhiêu nghìn MW, lập bản đồ với kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, tạo bước đi chủ động từ chủ trương đến triển khai thực hiện”.

Trên thực tế, theo phản ánh, nhà máy điện gió tại Bình Thuận vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi đàm phán giá bán với EVN. Ông Hưng phân trần: “Không chỉ Bình Thuận kêu mà các NĐT đều kêu về giá mua bán với EVN, nhưng bán cho người tiêu dùng thấp như thế thì không thể mua với giá cao. Giá đàm phán của EVN phải căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận (quy định của Nhà nước là 12%) của từng NĐT. Giá đầu tư bao gồm cả thiết bị, nhân công... tính theo giá thị trường, nhưng giá điện lại vẫn bao cấp (cao nhất theo lũy tiến là 1.700 đồng/kWh), EVN không thể mua đắt bán rẻ mãi”.

Năm 2012 vẫn thiếu điện nghiêm trọng

Tại buổi giao ban 6 tháng đầu năm của Bộ Công thương sáng 6.7, ông Hưng đưa ra dự báo, tới năm 2012 vẫn thiếu điện nghiêm trọng. Tiến độ đầu tư của các nhà máy trong tổng sơ đồ 6 hiện nay cũng khó đáp ứng được yêu cầu. Dự kiến vốn đầu tư dự án điện trong năm 2010 là 58.000 tỉ đồng, nhưng hiện nay mới chỉ huy động được 48.000 tỉ đồng. Ngay cả dự án thủy điện Lai Châu, con người, thiết bị đã đưa lên đó, nhưng tổng dự án tới 36.000 tỉ đồng đến nay vẫn chưa thu xếp được.

Vấn đề lúng túng về vốn này theo ông Hưng, chỉ giải quyết được khi thu hút được các NĐT nước ngoài. Tuy nhiên, từ 1997 đến nay không một NĐT nước ngoài nào vào ngành điện (trừ dự án BOT Phú Mỹ 2.3), mà nguyên nhân cốt lõi vẫn là giá điện quá thấp. “Giá điện đang làm kiệt quệ các NĐT”, ông Hưng nói. Và cũng cần cẩn trọng khi để NĐT nước ngoài tham gia sản xuất năng lượng sạch khi được Nhà nước trợ giá, bởi chính sách trợ giá tốt nhất khi dành cho các NĐT trong nước.

Còn theo ông Trần Xuân Hòa, Tổng giám đốc Tập đoàn than khoáng sản VN (TKV), 5 năm tới điện sẽ còn khó khăn hơn do thiếu than, thiếu khí. Hiện TKV có hai nhà máy điện chạy than, nhưng bán với giá 3,2 cent/kWh, giá bán thấp như vậy thì chỉ còn các doanh nghiệp nhà nước làm điện. Ông Hòa đề nghị phải điều chỉnh lại giá điện, và cho rằng nếu không điều chỉnh, quy hoạch điện chắc chắn không thực hiện được.

                                                                             Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Việc xử phạt bằng lái FC làm tăng khả năng ùn ứ hàng hoá tại các cảng, kho bãi.
Người nuôi cá lồng cần thận trọng với lũ tiểu mãn đầu mùa mưa
Không có hình ảnh

Xuất khẩu gạo không khả quan được như dự báo

Theo dự báo hồi đầu năm thì năm 2010 được nhận định là “năm Vàng” của các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả sáu tháng đầu năm cho thấy, xuất khẩu gạo đã giảm cả về số lượng lẫn giá cả.

Mô hình kinh doanh mới của hàng không giá rẻ

Các hãng hàng không Qantas Airways và AirAsia đang thách thức với Singapore Airlines và các hãng hàng không dịch vụ trọn gói khác bằng một mô hình kinh doanh giá vé rẻ, đường bay dài mà vốn trước đây từng bị thất bại.

Lạc Thủy huy động tổng lực phát triển giao thông nông thôn

(HBĐT) - Lạc Thủy là huyện miền núi thấp của tỉnh, tiếp giáp với các tỉnh đồng bằng nằm về phái đông nam, có địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Huyện có 13 xã và 2 thị trấn. Đến nay, Lạc Thủy có mạng lưới giao thông khá liên hoàn và đồng bộ với 13 km đường Hồ Chí Minh, 23 km đường QL 21 A, đường 12 B 3,3 km, đường tỉnh lộ 438 X và 438 B là 31 km. Đường trục huyện là 62 km, đường trục xã, liên thôn xóm 271,9 km, đường nội đồng 110,5 km, đường sông 31 km.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ họp bàn giải pháp phát triển KT-XH 5 năm 2011 – 2015 và xem xét Đề án thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ

(HBĐT) - Ngày 5/7, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức họp bàn một số nội dung quan trọng trong Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2011 – 2015) và xem xét Đề án thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ chủ trì hội nghị.

Cty CP Chứng khoán APECS tổ chức Hội thảo về đầu tư chứng khoán

(HBĐT) - Công ty CP Chứng khoán Apecs vừa tổ chức hội thảo “Apecs – tiềm năng và cơ hội đầu tư” tại trung tâm thương mại Phú Thành Phát. Tham dự hội thảo có gần 30 doanh nghiệp, nhà đầu tư khu vực tỉnh Hòa Bình.

Nông dân Kim Bôi cần hỗ trợ để nhân rộng mô hình sản xuất giống nông hộ

(HBĐT) - Hội Nông dân huyện Kim Bôi vừa tổ chức hội nghị sơ kết chương trình sản xuất giống nông hộ vụ Xuân năm 2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục