Những năm tới, trồng rừng tiếp tục trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế của tỉnh ta.
(HBĐT) - Mưa lũ, hạn hán, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát… Vượt qua tất cả những yếu tố khắc nghiệt đó, ngành NN&PTNT đã thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu quan trọng đề ra đối với lĩnh vực nông nghiệp – nông dân – nông thôn (gọi tắt là tam nông), đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH của tỉnh giai đoạn 2005 - 2010.
Bí thư Đảng uỷ Sở NN&PTNT Hoàng Văn Tứ cho biết: Đảng bộ Sở NN&PTNT xác định rõ nhiệm vụ chính trị là quản lý Nhà nước về các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn. Từ đó đã chủ động và tích cực tham mưu đề xuất với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực phụ trách. Đồng thời, phối hợp với các ngành, địa phương chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, mục tiêu xuyên suốt là thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự phát triển của ngành. Trong 5 năm (2005 – 2010), KT-XH của tỉnh đã đạt được những thành tựu to lớn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành NN&PTNT và ngược lại.
Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt trung bình 4,14% - 5,8%/năm. Mặc dù tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế đã giảm từ 43,1% năm 2005 xuống còn 36,7% năm 2009 (và dự kiến khoảng 34,6% năm 2010) nhưng nhìn chung, sự phát triển của ngành được đánh giá là toàn diện và khá thuyết phục. Về trồng trọt, diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2009 tăng 4,9% so với năm 2005; tỷ lệ giống lúa tiến bộ chiếm khoảng 85%, giống ngô lai chiếm trên 90%; sản lượng lương thực cây có hạt đạt 30,5 vạn tấn (vượt trước 2 năm so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thức XIV đề ra). Đặc biệt, với chủ trương đưa giống mới tiến bộ thay thế giống cũ để nâng cao giá trị kinh tế cho nông sản, trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung… Lĩnh vực chăn nuôi cũng có nhiều diễn biến khởi sắc, tỷ trọng đến nay đã chiếm khoảng 26 – 27% cơ cấu chung của ngành. Trong lĩnh vực thuỷ sản, diện tích nuôi trồng thuỷ sản và sản lượng tăng đều hàng năm. Nếu như năm 2005, diện tích mới đạt 1.500 ha và sản lượng đạt 1.800 tấn thì dự báo đến năm 2010, diện tích sẽ đạt 2.180 ha và sản lượng tăng lên 3.900 tấn. Trong lâm nghiệp, dự báo đến hết năm 2010 diện tích rừng trồng toàn tỉnh sẽ đạt 8.000 ha - vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIV, độ che phủ rừng tăng từ 43,7% năm 2005 lên khoảng 46% năm 2010. Ngoài ra, ngành NN&PTNT đã chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung quan trọng khác, bao gồm công tác thuỷ lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường, quản lý vật tư nông nghiệp, đưa tiến bộ KHKT ứng dụng vào sản xuất, sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai…
Nhìn nhận nguyên nhân những kết quả đạt được, Bí thư Đảng uỷ Sở NN&PTNT Hoàng Văn Tứ khẳng định: Đó là thành quả của sức mạnh đoàn kết, của tinh thần khắc phục khó khăn, phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành NN&PTNT từ tỉnh đến cơ sở và đặc biệt là nhân dân các dân tộc trong tỉnh./.
Phan Anh
Sau 5 ngày thực hiện quy định xử phạt đối với những lái xe ôtô đầu kéo kéo sơmi rơmóoc (gọi tắt ôtô đầu kéo) không có bằng lái hạng FC, đã có đến khoảng 60% lái xe ôtô đầu kéo (không có bằng lái FC) tạm dừng hoạt động vì sợ bị phạt.
(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 6, những người nuôi cá lồng trên lòng hồ Hòa Bình khốn đốn vì cơn lũ tiểu mãn. 552 lồng cá bị chết làm thiệt hại 117 tấn cá. Trong đó, thành phố Hòa Bình 26 lồng, huyện Cao Phong 36 lồng, Mai Châu 173 lồng, Đà Bắc 313 lồng, Tân Lạc 4 lồng, ước thiệt hại lên đến trên 30 tỷ đồng.
(HBĐT) - Thực hiện các chế độ chính sách BHYT, BHXH, từ đầu năm đến nay, tổng số tiền thu bảo hiểm đạt 101,7 tỷ đồng, đạt 19,6% kế hoạch. Đã chi trả cho các đối tượng với tổng kinh phí là 198,637 tỷ đồng/646,735 tỷ đồng, đạt 30,7% kế hoạch.
Theo dự báo hồi đầu năm thì năm 2010 được nhận định là “năm Vàng” của các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả sáu tháng đầu năm cho thấy, xuất khẩu gạo đã giảm cả về số lượng lẫn giá cả.
Các hãng hàng không Qantas Airways và AirAsia đang thách thức với Singapore Airlines và các hãng hàng không dịch vụ trọn gói khác bằng một mô hình kinh doanh giá vé rẻ, đường bay dài mà vốn trước đây từng bị thất bại.
(HBĐT) - Lạc Thủy là huyện miền núi thấp của tỉnh, tiếp giáp với các tỉnh đồng bằng nằm về phái đông nam, có địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Huyện có 13 xã và 2 thị trấn. Đến nay, Lạc Thủy có mạng lưới giao thông khá liên hoàn và đồng bộ với 13 km đường Hồ Chí Minh, 23 km đường QL 21 A, đường 12 B 3,3 km, đường tỉnh lộ 438 X và 438 B là 31 km. Đường trục huyện là 62 km, đường trục xã, liên thôn xóm 271,9 km, đường nội đồng 110,5 km, đường sông 31 km.