Nhờ các chương trình, dự án của Nhà nước nhân dân xã Thung Nai, huyện Cao Phong cải thiện đáng kể cuộc sống
(HBĐT) - Năm 1979, Chính phủ ra quyết định xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Hàng nghìn hộ dân bao đời nay đã sinh sống trên vùng lòng hồ đã mất đi nhà cửa ruộng vườn để nhường cho công trình thế kỷ của đất nước. Sau 30 năm bây giờ họ sống ra sao?
Sau 30 năm “vén dân”
Diện tích mặt hồ và toàn bộ số dân sinh sống dưới cốt nước 120m có 9.214 hộ dân với 55.772 khẩu thuộc 5 huyện, thành phố gồm 25 xã phường trong tỉnh phải chuyển vén lên mức nước cao hơn hoặc di chuyển xen ghép với các vùng dân cư khác để phục vụ xây dựng nhà máy thủy điện. Nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho cộng đồng dân cư nơi đây bằng các chương trình dự án như 747,472, chương trình 135, dự án giảm nghèo.... Các dự án này đã đem lại hiệu quả thiết thực làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội các xã vùng hồ. Tuy nhiên, theo một kết quả khảo sát mới đây của liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh thì nhìn chung dân cư vùng lòng hồ sông Đà còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân chiếm 32% dân số (cơn hơn so với bình quân chung toàn tỉnh).
Theo đánh giá thì việc đầu tư cho vùng lòng hồ dàn trải nên một số chính sách hiệu quả chưa cao. Cuộc sống của người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn về giao thông do hệ thống đường xuống cấp, hàng hóa sản xuất ra giá bán chênh lệch nhiều so với thị trấn , thành phố nhất là với những hàng nông sản. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Tỷ lệ hộ có thu nhập dưới 200 nghìn đồng/người/tháng còn chiếm hơn 50%, diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế do độ dốc quá lớn dẫn đến có rất ít hộ có khả năng tự túc lương thực cho cuộc sống của gia đình. Có 68,9% số hộ chưa được sử dụng nước sạch từ các bể nước công cộng. Có trên 31% số hộ được sử dụng nước sạch từ hệ thống bể công cộng, còn lại các hộ sử dụng nước mó và nước giếng. Nhiều bể nước sạch thiết kế xa khu dân cư, hiệu quả sử dụng thấp hoặc không có giá trị sử dụng. Còn 29,5% số hộ chưa có ti vi, hay đài để nghe nên việc nắm bắt thông tin từ các hộ này rất hạn chế. Dân trí khu vực này còn thấp đa số các em chỉ học hết tiểu học và trung học cơ sở đặc biệt còn có 4,6% không biết chữ. Có 50,9% số hộ có đất lâm nghiệp. Do đặc thù chủ yếu là rừng phòng hộ nên không được phát quang, mặt khác một số diện tích độ dốc cao, sâu nên không thể canh tác được. Có đến gần 70% số hộ thường xuyên phải vay mượn tiền để đầu tư cho sản xuất, mua lương thực, sửa chữa nhà cửa, cho con cái học hành, khám chữa bệnh và mua sắm đồ dùng. 49,2% số hộ phải đi vay lương thực. 98,3 % số hộ được dùng điện lưới. Tuy đa số các xã có đường ô tô đến trung tâm cụm xã chỉ 96,3% số hộ đang được sử dụng. Theo các hộ thì hệ thống đường giao thông liên thôn chỉ sau một thời gian ô tô không thể đi được vào tới xóm. 25% số dân không có điều kiện để đi chợ mua bán hàng hóa từ hệ thống chợ, hiệu quả của chợ khu vực với các hộ này thấp.
Để vùng lòng hồ phát triển bền vững
Để đầu tư cho vùng lòng hồ hiệu quả thì cần phải được nghiên cứu kỹ càng, cần có sự tham gia ý kiến từ những người dân trong khu vực. Cần có thêm chính sách ưu tiên cho giáo dục và phát triển dân trí, chính sách ổn định kinh tế bền vững phù hợp với phong tục tập quán của người dân. Đối với các hộ cần đa dạng hóa các loại vật nuôi và cây trồng để giảm rủi ro và tăng thu nhập như thực hiện đầu tư nhiều phương án như trồng cây, chăn nuôi, dịch vụ, ngành nghề… Không nên đầu tư các loại cây con có giá trị đầu tư lớn, giá cao như gỗ quý hiếm bị nhà nước cấm buôn bán, vận chuyển và các loại động vật có trong sách đỏ theo yêu cầu phải được bảo tồn gen, cấm săn bắt hoặc ăn thịt qua phân tích thấy rằng rất khó tiêu thụ trên thị trường. Đối với từng hộ trước khi chọn quyết định việc làm ăn cần xem xét yêu cầu về lao động của phương án đó với sức lao động của hộ để quyết định thực hiện như vậy hiệu quả thực hiện mới cao. Không nên thực hiện nhà máy chế biến lâm sản, trang trại quy mô lớn có tác động đến môi trường sinh thái.
Đối với các cơ quan Nhà nước phân tích tất cả các yếu tố liên quan đến các hộ dân trên điều kiện và khả năng thực tế của gia đình lựa chọn những sinh kế phù hợp để thực hiện. Từ đó phân tích có chính sách hỗ trợ phù hợp vốn, giống, kỹ thuật và phòng chống rủi ro, bao tiêu sản phẩm… cho bà con nông dân. Quy hoạch sử dụng đất phù hợp với lợi thế và nhược điểm của từng vùng cụ thể (địa hình, đất đai, nguồn nước) đối với từng địa phương phù hợp với phong tục tập quán sản xuất của người dân cũng như mong muốn của họ. Hỗ trợ kết nối với thị trường để giúp người dân yên tâm đầu tư sản xuất các sản phẩm làm ra không bị dư thừa, hư hỏng, xóa bỏ tâm lý mất cả chì lẫn chài. Hỗ trợ các dịch vụ cung cấp nguyên, vạt liệu, khuyến nông, lâm,ngư tạo điều kiện để các hộ dân phát triển và có thu nhập chính đáng. Có công ăn việc làm ổn định. Hỗ trợ cho dân vay không lãi hoặc lãi xuất thấp để người dân yên tâm đầu tư phát triển. Kêu gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực này giúp người dân có đủ vốn để sản xuất. Đồng thời cải thiện điều kiện giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước để vận chuyển hàng hóa nâng cao đời sống nhân dân trong vùng hồ.
Việt Lâm
Không ủng hộ công nghệ lạc hậu, khuyến khích khai thác đến "cốt âm" là quan điểm chủ đạo của Ðề án quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020.
Tại hội thảo về cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ thị trường điện tại Việt Nam do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức sáng 19/7, Tư vấn Savu C. Savulescu của Công ty ECI cho rằng EVN cần triển khai ngay giải pháp tiếp cận nhanh hệ thống công nghệ thông tin phục vụ thị trường điện tại Việt Nam.
(HBĐT) - Thực hiện đề án “Hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2009 – 2011”, trong cả hai năm 2009 và 2010, tỉnh ta đều không hoàn thành chỉ tiêu về số lượng máy cung ứng qua từng năm. Kết quả này đang đặt ra câu hỏi bức thiết: Cần tháo gỡ “nút thắt” nào để thực hiện thành công đề án và góp phần thúc đẩy lộ trình cơ giới hoá nông nghiệp của tỉnh ta?
(HBĐT) - Thực hiện chương trình sản xuất giống nông hộ, vụ xuân 2010, các nhóm sản xuất giống nông hộ huyện Tân Lạc đã sản xuất được 17.250 kg thóc giống. Thông qua mua bán hoặc trao đổi giữa các nhóm với nông dân trong vùng, cơ bản lượng giống trên đã được nông dân sự dụng cấy trong vụ mùa 2010.
(HBĐT) - Vừa qua, Chi cục Thú y cùng đại diện Sở NN-PTNT, Sở Tài chính, Công an tỉnh tiến hành hỗ trợ tiêu huỷ 170 con lợn bị bệnh tai xanh ở 4 xã, thị trấn tại huyện Tân Lạc.
Nếu nhập siêu vẫn tiếp diễn, khả năng tỉ giá tiền đồng/USD sẽ khó ổn định, điều này sẽ là thách thức lớn cho VN trong giai đoạn từ nay đến cuối năm