Chế biến thực phẩm xuất khẩu tại Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre.

Chế biến thực phẩm xuất khẩu tại Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre.

Nếu nhập siêu vẫn tiếp diễn, khả năng tỉ giá tiền đồng/USD sẽ khó ổn định, điều này sẽ là thách thức lớn cho VN trong giai đoạn từ nay đến cuối năm

 

Nhiều thách thức cho doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế VN từ nay đến cuối năm  được các chuyên gia mổ xẻ tại hội thảo “Những tác động đối với DN sau kỳ họp thứ 7- Quốc hội (QH) khóa 12” do Thời báo Kinh tế VN tổ chức.

 
Tiêu thụ trên sức mình
 
TS Phạm Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả - Bộ Tài chính, cho rằng từ nay đến cuối năm, các chỉ tiêu về tăng trưởng GDP, lạm phát sẽ không phải là vấn đề quá lo ngại mà thách thức lớn nhất vẫn là kiềm chế nhập siêu bởi nhập siêu sẽ ảnh hưởng đến tiền đồng.
 
Khá bức xúc trước tình trạng này, TS Trần Du Lịch, phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội (QH) TPHCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của QH, khẳng định nguyên nhân của nhập siêu triền miên không phải hoàn toàn do nhập máy móc thiết bị mà những con số gần đây cho thấy phần lớn do DN nhập quá nhiều sản phẩm  phục vụ tiêu dùng trong nước. Nói một cách khác là nhu cầu tiêu xài hàng ngoại tại VN quá lớn. “Chúng ta tiêu thụ nhiều hơn sản xuất và  tiêu thụ trên sức mình. Chúng ta bán tất cả các loại nông sản như điều, tiêu, cà phê, gạo... vẫn không bằng tiền nhập các sản phẩm tiêu dùng khác. Khi đất nước bị nhập siêu sẽ làm cho đồng tiền không ổn định và giảm khả năng an toàn dự trữ quốc gia”- TS Trần Du Lịch nói.
 
Cần “phao tiêu” dẫn đường
 
Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát đi thông điệp là “sớm tái cấu trúc nền kinh tế”. Đây cũng là vấn đề mà các diễn giả tại hội thảo mổ xẻ khá nhiều.  Theo TS Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của QH, mô hình phát triển kinh tế của VN hiện nay đã mất dần lợi thế về phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng nhờ vào vốn đầu tư và giá lao động rẻ. Chính vì vậy, cần chọn lựa vấn đề  quan trọng nhất, để ưu tiên giải quyết trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn tới.
 
TS Trần Du lịch cho rằng việc cần thiết và cấp bách nhất là VN cần có chính sách liên quan đến chuyển dịch cơ cấu, tái cấu trúc để tạo điều kiện cho DN tăng trưởng. “Có phao tiêu dẫn đường thì DN sẽ biết cách đi, chứ thực tế DN không cần Nhà nước cho tiền”. TS Trần Du Lịch cũng đặt vấn đề về đạo luật bất thành văn ở một số nước là không cho tập đoàn làm công nghiệp phụ trợ mà đó là công việc của các DN vừa và nhỏ (SME), trong khi đó ở VN, các tập đoàn “làm từ A đến Z và rất dàn trải!”.
 
                                                                                 Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Dây chuyền làm giàu quặng tại nhà máy
tuyển quặng Cam Đường.
Không có hình ảnh
Nông dân huyện Tân Lạc tận dụng mọi nguồn nước đẩy nhanh tiến độ cấy lúa mùa

Xã Vĩnh Tiến  còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi là xã thuần nông, kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế, nhưng Vĩnh Tiến không có nhiều thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp hiện có hơn 974 ha, đất phi nông nghiệp hơn 248 ha và hơn 528 đất núi đá, rừng phòng hộ. Điều kiện sản xuất vẫn phụ thuộc chính vào thiên nhiên, tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao, chiếm 37%.

Hàng không lo bão số 1 làm tê liệt các chuyến bay

Lo ngại bão số 1 sẽ ảnh hưởng tới các chuyến bay ở miền Bắc, trưa 16/7, ban lãnh đạo, các bộ phận trực thuộc Vietnam Airlines đã triển khai họp khẩn cấp để đối phó. Hãng Jetstar Pacific cũng đã lên phương án sẵn sàng đối phó với bão.

Tín dụng nông thôn: Cửa đã mở nhưng nông dân khó vào!

Với Nghị định số 41/2010/NĐ-CP mà Chính phủ, kênh tín dụng đối với khu vực nông thôn đã mở rộng hơn nhưng câu hỏi đặt ra là liệu vốn có thực sự đến được với bà con nông dân đúng như kỳ vọng?  

Ðà Nẵng thúc đẩy kinh tế biển - đảo

Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng chiến lược kinh tế biển, TP Ðà Nẵng xác định từ nay đến năm 2020 tập trung phát triển kinh tế - xã hội đối với các ngành, địa phương tại địa bàn vùng biển, ven biển nhằm xây dựng phương hướng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, gắn với bảo vệ an ninh - quốc

Phát triển công nghiệp trung du, miền núi Bắc Bộ

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, những tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp của 14 tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ tuy đạt tốc độ tăng trưởng khá (33,4%) so với cùng kỳ nhưng quy mô sản xuất công nghiệp vẫn được đánh giá là nhỏ bé, trình độ kỹ thuật còn hạn chế, năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả kinh doanh chưa cao.

Lương Sơn: Hiệu quả từ phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (NDSXKDG) ở huyện Lương Sơn phát triển mạnh mẽ. Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao đã được phát triển và nhân rộng, góp phần tích cực xoá đói, giảm nghèo cho hội viên nông dân và thay đổi diện mạo nông thôn của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục