Những sản phẩm truyền thống ở Mai Châu luôn thu hút sự quan tâm của du khách
(HBĐT) - Mai Châu được du khách trong và ngoài nước biết đến là điểm du lịch về văn hoá qua những bản làng. Nhiều năm qua Bản Lác xã Chiềng Châu, bản Văn, bản Pom Coọng (thị trấn Mai Châu)... là nơi còn lưu giữ được nguyên vẹn những nếp nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái đã hình thành nên các điểm du lịch để phục vụ du khách.
Đến với Mai Châu ngoài việc được tận hưởng không khí trong lành, ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tiếp nhận những tình cảm nồng ấm, thân thiện của người dân nơi đây, du khách còn có điều kiện để tìm hiểu nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Thái, Mông qua các hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người xưa trong các lễ hội : "Cầu mưa". "Xên bản xên Mường", "Chá chiêng" của dân tộc Thái và lễ hội "Gầu tào" của dân tộc Mông... và các đêm giao lưu văn hoá, văn
nghệ.
Để những tiềm năng sẵn có trở thành thế mạnh, Đảng bộ huyện đã có Nghị quyết chuyên đề về phát triển văn hoá du lịch, nhằm đưa du lịch trở thành một ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Trên cơ sở đó tuyên truyền đẩy mạnh xã hội hoá du lịch để thu hút đầu tư. Một mặt, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch liên kết để lên kế hoạch xây dựng các sản phẩm du lịch, các tuyến và chương trình du lịch... quảng bá các di sản phi vật thể của địa phương tới du khách trong và ngoài nước, tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá của dân tộc mình.
Cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng bộ huyện, ngành Văn hoá đã xây dựng kế hoạch dài hạn nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá, di tích lịch của địa phương như: kiến trúc nhà ở, văn hóa văn nghệ dân gian, trang phục, văn hóa ẩm thực để đầu tư, tôn tạo, giữ gìn trở thành sản phẩm văn hoá du lịch. Đồng thời, tham mưu cho UBND huyện lập quy hoạch xây dựng các điểm bản làng du lịch mới, đầu tư cơ sở hạ tầng, thành lập các đội văn nghệ dân gian và khôi phục các lễ hội truyền thống để phục vụ du khách. Đầu năm 2010, huyện đã khôi phục lại lễ hội “Xên bản, xên mường” của dân tộc Thái với nhiều hoạt động phong phú thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân và du khách thập phương tham quan, nghiên cứu tạo không khí vui tươi phấn khởi.
Hiện tại, huỵên đang xúc tiến xây dựng những điểm du lịch mới như : bản Bước xã Xăm Khoè trở thành làng văn hoá- du lịch sinh thái; dự án du lịch hồ Xam Tạng, địa phận xã Noong Luông; khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia- Pà Cò, hồ Tòng Đậu và các điểm du lịch làng nghề truyền thống. Ngoài ra, Mai Châu còn có 5 di tích lịch sử, văn hoá được bộ Văn hoá- thể thao và Du lịch công nhận cũng đã được đưa vào danh sách tôn tạo, giữ gìn để khai thác nhằm mục đích phát triển du lịch. Huyện đang đề nghị Sở Văn hoá- Thể thao& Du lịch, trực tiếp là Bảo tàng tỉnh đầu tư xây dựng tôn tạo Hang Mỏ Luông ( thị trấn Mai Châu) để sớm đưa công trình vào khai thác phục vụ du lịch trên địa bàn.
Những dự án được được đầu tư vào Mai Châu đều dựa trên cơ sở bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống kết hợp hài hoà với phong cách hiện đại. Ông Khà Phúc Dằng, Bí thư huyện uỷ khẳng định: Du lịch đã đóng góp cho huyện một khoản ngân sách tương đối ổn định. Chủ trương của huyện là phát triển các loại hình du lịch để quảng bá hình ảnh của huyện không chỉ với các nhà nghiên cứu, du khách thập phương mà còn để thu hút các nhà đầu tư. Phấn đấu đến năm 2015, toàn huyện có 18 xóm, bản và 1 xã thành điểm du lịch cộng đồng, huyện cũng trở thành điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn của vùng cửa ngõ Tây Bắc.
Tính đến nay, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có 74 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, trong đó có 47 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, 27 cơ sở kinh doanh bán hàng dịch vụ du lịch. Trong 6 tháng đầu năm 2010, huyện đã đón 2.931 lượt khách du lịch, trong đó có 1.602 lượt khách quốc tế và 1.329 lượt khách nội địa. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch trong 6 tháng qua ước đạt trên 2.507 triệu đồng. Làm tốt công tác quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng Mai Châu đã tạo được ấn tượng tốt đẹp cho du khách về một địa danh có nền văn hoá độc đáo đa dân tộc.
Thúy Hằng
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi Võ Duy Loan chiều 26-7 cho biết: toàn tỉnh có 404 ha lúa hè thu bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, 286 ha bệnh rầy nâu, 227 ha bị rầy lưng trắng, khô vằn và 144ha bị chuột cắn phá. Diện tích lúa bị thiệt hại nặng chủ yếu ở huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và thành phố Quảng Ngãi.
(HBĐT) - Đó là khẳng định của ông Đinh Văn Vượng, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khi trao đổi về những diễn biến quan trọng trong tình hình thu hút đầu tư (THĐT) của tỉnh thời gian qua. Theo ông Đinh Văn Vượng, với quan điểm “coi doanh nghiệp là đối tác”, tỉnh ta đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư để tạo nhiều thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) thuộc các thành phần kinh tế.
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của Nhà nước và quy hoạch của UBND thành phố, từ ngày 15/4/2010, lò giết mổ tập trung được đạt tại xã Sủ Ngòi, TP Hòa Bình đã chính thức đi vào hoạt động. Mặc dù chủ doanh nghiệp đã có nhiều ưu đãi đối với các hộ đưa gia súc vào giết mổ tại lò, nhưng sau hơn 3 tháng đi vào hoạt động mới chỉ có 1 hộ tự nguyện đưa lợn vào mổ tại lò với số lượng 2 – 3 con /ngày.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 2.000 tổ hợp tác và 252 HTX đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có 43 HTX nông nghiệp, 174 HTX thương mại dịch vụ, 35 HTX công nghiệp TTCN. Tổng số vốn điều lệ của các HTX có 51 tỷ 542 triệu đồng, bình quân 1 HTX có 204 triệu đồng vốn điều lệ.
Thông tin từ Hiệp hội thép Việt Nam cho biết, sau 4 lần giảm giá liên tiếp kể từ tháng 5, giá thép đã tăng trở lại từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng mỗi tấn trong tháng 7. Nguyên nhân được xác định là do phôi và thép phế trên thế giới đang tăng
Với việc giá lương thực tiếp tục giảm mạnh, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 7 chỉ tăng 0,06% so với tháng 6 và là mức tăng thấp nhất so với các tháng 7 kể từ năm 2004 đến nay. Đây cũng là mức tăng thấp nhất của CPI kể từ đầu năm đến nay.