Ông Bùi Văn Kẹn, GĐ Công ty RQNS Cao Phong bên Bằng công nhận và cúp Nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết của Huyện uỷ Cao Phong về phát triển cây ăn quả có múi mà chủ lực là ở Công ty RQNS Cao Phong được coi là trung tâm chuyển giao kỹ thuật, những năm qua, Công ty đã không ngừng phấn đấu, xây dựng thành công thương hiệu cam Cao Phong. Sản phẩm cam ngày càng khẳng định được chất lượng, uy tín thương hiệu trong các cuộc bình chọn tầm cỡ quốc gia, cũng như trong lòng khách hàng gần xa.
Cuối tháng 6/2010, thương hiệu cam Cao Phong được Hội Sở hữu trí tuệ cấp bằng công nhận Nhãn hiệu cạnh tranh Việt
Việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường cũng không còn khó khăn như trước do khách hàng đã biết đến chất lượng và thương hiệu cam Cao Phong. Bộ sản phẩm cam, quýt quả của Công ty cung ứng ra thị trường gồm cam Xã Đoài, Đường Canh, V2, quýt Ôn Châu, quýt Hoà Bình. Các loại cam, quýt đều có tép mọng nước, bảo đảm thời gian cách ly an toàn trước khi thu hoạch. Vào mùa cam chín bắt đầu từ tháng 10 hàng năm, tại các vườn cam hay trên dọc tuyến quốc lộ 6 đoạn qua thị trấn Cao Phong khách hàng khắp nơi từ trong tỉnh đến ngoài tỉnh như Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội… tấp nập mua buôn, mua lẻ. Năm 2009, mặc dù thời tiết diễn biến bất thường nhưng sản lượng cam, quýt quả vẫn đạt trên 7.000 tấn, giá trị đạt xấp xỉ 70 tỉ đồng. Đây cũng là năm vừa được mùa vừa được giá, người trồng cam phấn khởi.
Để đạt được kết quả đó, Đảng bộ Công ty đã lãnh đạo đơn vị từng bước vượt qua mọi khó khăn thách thức, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu cơ bản mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khoá XXI nhiệm kỳ 2005 – 2010 đề ra. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng là xây dựng và quảng bá thương hiệu cam Cao phong. “Nếu sản xuất tốt, chất lượng sản phẩm cao mà không có thương hiệu thì cũng như người không có tên, không ai biết đến và công nhận. Vì vậy, Công ty tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh theo chiều sâu, tăng nhanh diện tích cây ăn quả có múi, quản lý, sử dụng đất có hiệu quả cao. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất cam sạch của các hộ nhận khoán, đảm bảo cách ly an toàn sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm rộng rãi đến người tiêu dùng. Dự kiến trong năm 2010, Công ty có thể cung ứng ra thị trường trên 8.000 tấn cam, quýt quả, trong đó có giống cam V2 chất lượng cao, chín muộn. Ngoài ra, Công ty còn phối hợp với huyện hỗ trợ giống, kỹ thuật trồng cây có múi như cam, quýt, bưởi diễn cho một số xã trong vùng như Bắc Phong, Đông Phong, Nam Phong… Là đơn vị có diện tích trồng cam, quýt lớn nhất huyện với 459/530 ha, Công ty RQNS Cao Phong đã góp phần khẳng định vùng Cao Phong có lợi thế, phù hợp với loại cây này nói riêng và cây có múi nói chung để từ đó huyện có định hướng lãnh chỉ đạo đúng đắn.
Gai đoạn 2010 – 2015, Đảng bộ Công ty khoá XXII xác định là thời kỳ đơn vị đang đứng ở vị thế phát triển khá vững chắc và có khả năng tăng trưởng liên tục. Trong đó, phấn đấu nâng giá trị thu nhập bình quân 1 ha đất nông nghiệp đạt 100 triệu đồng/năm trở lên. Xây dựng cửa hàng bán & giới thiệu sản phẩm, kho lạnh bảo quản, có thể tính đến phương án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nước cam ép Cao Phong. Sử dụng phân bón, thuốc BVTV đúng kỹ thuật, tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ uy tín bền vững cho thương hiệu Cao Phong. Hiện nay, cam, quýt Cao Phong đang được chỉ đạo sản xuất theo quy trình sạch, hướng tới đạt tiêu chuẩn Vietgap.
Cẩm Lệ
Theo Kiểm toán Nhà nước, năm 2009, cơ quan này đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính (năm 2008) của 183 trong số 242 doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc 20 tổng công ty nhà nước.
(HBĐT) - Đó là thực tế sẽ xảy ra khi mà trên 100 km đường dây cao thế tạo thành một mạng lưới dày đặc vắt ngang dọc thành phố Hoà Bình sớm dưa vào vận hành sử dụng trong một vài tháng tới. Điều đáng nói về nguy cơ ở đây không phải khi ngành điện vận hành lưới điện 22kv có dòng điện cao hơn gấp gần 4 lần hiện nay đồng nghĩa với mức độ phóng điện cao hơn, mạnh hơn, mà chính là bởi ý thức cũng như cách mà người dân vẫn nhìn nhận hay trực tiếp “hành xử” với hệ thống điện hiện giờ.
(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Yên Thuỷ hiện có 526 cơ sở sản xuất CN-TTCN, trong đó có 4 cơ sở kinh tế tư nhân, 522 cơ sở kinh tế cá thể, thu hút trên 1.400 lao động vào làm việc. Các ngành nghề sản xuất chủ yếu là: cơ khí, mộc dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng…
(HBĐT) - Với quyết tâm phát triển địa phương theo hướng đa ngành nghề, trong đó ưu tiên đẩy mạnh tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và thương mại dịch vụ (TMDV), Đảng bộ thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn đã tạo được những chuyển biến quan trọng trong giai đoạn 2005 – 2010, khai thác tốt nguồn lực sẵn có tại địa phương để thực hiện hiệu quả quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với khoảng 1,53 tỷ USD đạt được trong tháng 7, tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm các sản phẩm ngành nông nghiệp ước đạt 10,13 tỷ USD, tăng 14,21% so với cùng kỳ năm 2009.
Ngày 27/7, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1819/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.