Sáng nay 30-7, tại UBND Thành phố Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản Thỏa thuận hợp tác phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội trên cơ sở dự án hạ tầng Khu công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

 

Tham gia ký kết có Sở Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội (HIZA), Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) và Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư N&G (N&G Corp) – chủ đầu tư khu công nghiệp HANSSIP.

Lễ ký kết được xem là mốc đánh dấu sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung với tiền đề là Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP)

Ban Tổ chức cho biết, Khu công nghiệp HANSSIP được đặt tại vị trí chiến lược ở cửa ngõ phía Nam của Thủ đô, trên địa bàn xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Với quy mô diện tích khoảng 445ha, tập trung thu hút đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ thuộc 5 lĩnh vực: dệt may, da giầy, cơ khí - chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô. Dự kiến, khi đi vào hoạt động, HANSSIP sẽ thu hút khoảng 200 nhà đầu tư lớn nhỏ, trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và một số ngành công nghiệp lắp ráp tạo thành các chuỗi giá trị hoàn chỉnh ngay trong nội bộ Khu công nghiệp. Ngoài ra, Khu công nghiệp này sẽ cung cấp khoảng 5.000 việc làm cho lao động tại địa phương và các tỉnh lân cận, góp phần tích cực thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương vì mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, phát triển.

Các nhà đầu tư hoạt động trong khu công nghiệp này sẽ được nhận các ưu đãi đặc biệt cũng như sự hỗ trợ từ mọi phía trong suốt quá trình hoạt động. Ngoài các hỗ trợ về mặt pháp lý, HANSSIP cón cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong các lĩnh vực tìm kiếm nguồn tài chính, tuyển dụng và đào tạo lao động cũng như hợp tác trao đổi công nghệ v.v…

Bên cạnh đó, HANSSIP sẽ được quy hoạch kết hợp với khu nhà ở dành cho công nhân và khu đô thịị phức hợp đi kèm. Theo kế hoạch, Khu công nghiệp HANSSIP sẽ bắt đầu giao đất cho các nhà đầu tư thứ cấp từ tháng 1 năm 2011.

                                                                           Theo ĐCSVN

 

Các tin khác

Xã Trung Minh, TPHB phát triển sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu nhân dân trong và ngoài địa bàn
Khu tái định cư vùng di dân thuộc xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu đang được thực hiện tại huyện Yên Thủy
Cán bộ phòng giao dịch NHCSXH huyện Cao Phong thực hiện giao dịch với các tổ vay vốn tại xã vùng cao Yên Lập
Vinashin hạ thủy một tàu chở hàng.

Bắt tay nhau nâng giá, 19 DN bảo hiểm bị phạt nặng

Ngày 29/7, Hội đồng cạnh tranh quốc gia đã thông báo sẽ phạt 19 doanh nghiệp bảo hiểm số tiền 1,708 tỷ đồng vì vi phạm Luật cạnh tranh.

Bất thường vốn FDI

Trong khi nước ta kỳ vọng vốn FDI sẽ giúp các ngành công nghiệp, nông nghiệp được chuyển giao công nghệ, hiện đại hóa nhưng thực tế nguồn vốn này đang “chảy” mạnh vào dịch vụ

Từ tháng 8, bán xăng sinh học E5 ra thị trường

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ngày 29-7 cho biết, bắt đầu từ tháng 8 sẽ đưa sản phẩm xăng sinh học E5 bán tại hơn 20 điểm ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng Tàu, Hải Phòng và Hải Dương.

Cam Cao Phong khẳng định uy tín thương hiệu trên thị trường

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết của Huyện uỷ Cao Phong về phát triển cây ăn quả có múi mà chủ lực là ở Công ty RQNS Cao Phong được coi là trung tâm chuyển giao kỹ thuật, những năm qua, Công ty đã không ngừng phấn đấu, xây dựng thành công thương hiệu cam Cao Phong. Sản phẩm cam ngày càng khẳng định được chất lượng, uy tín thương hiệu trong các cuộc bình chọn tầm cỡ quốc gia, cũng như trong lòng khách hàng gần xa.

Tái đàn sau dịch tai xanh: Dịch bệnh vẫn rình rập

(HBĐT) - Vào đầu tháng 5/2010 dịch lợn tai xanh bùng phát ở 4 xã, thị trấn huyện Tân Lạc. Sau hơn một tháng tích cực triển khai các biện pháp phòng dịch, UBND tỉnh đã công bố hết dịch vào cuối tháng 6/2010. Vừa hết dịch, nhiều người dân đã tái đàn khôi phục lại chăn nuôi nhằm “gỡ” lại những thiệt hại vì dịch.

Ngân hàng No&PTNT đầu tư tín dụng gắn với “tam nông”

(HBDDT) - Ngân hàng No&PTNT (NHNo) tỉnh hiện có 10 chi nhánh tại các huyện và 2 chi nhánh trên địa bàn thành phố với 16 phòng giao dịch trực thuộc có trụ sở, điểm giao dịch tại các huyện, thành phố và các điểm đông dân cư, kinh tế phát triển. Ngân hàng có lợi thế về nguồn nhân lực, mạng lưới và bề dày hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn. Tập trung vào đối tượng phục vụ chủ yếu là nông nghiệp – nông thôn và nông dân, thời gian qua, NHNo đã thực hiện chính sách tín dụng gắn với chính sách “tam nông”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục