HTX nông nghiệp xã Ba Khan (Mai Châu) vận động xã viên trồng susu lấy ngọn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(HBĐT) - Phát triển kinh tế HTX được Đảng bộ huyện Mai Châu xác định là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện “Tam nông”. Nhiều năm qua, Mai Châu luôn được đánh giá là huyện có nền kinh tế tập thể phát triển khá đồng đều, đa dạng và thích ứng được với cơ chế thị trường hiện nay. Các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện có bước phát triển mới, làm tốt vai trò “bà đỡ” cho kinh tế hộ.
Toàn huyện có 108 HTX nông nghiệp, riêng 2 xã hang Kia và Pà Cò chưa thành lập HTX trong đó có 18 HTX đã chuyển đổi theo Luật, có 7 HTX không hoạt động. Theo đánh giá có 42 HTX nông nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, 59 HTX chỉ hoạt động cầm chừng, có ít hoặc không có lãi. Ngành nghề chủ yếu của các HTX nông nghiệp là sản xuất nông lâm ngư nghiệp và chăn nuôi bằng hình thức khoán sản phẩm. Ngoài ra các HTX còn đảm nhận các khâu dịch vụ thuỷ lợi, thú y, bảo vệ thực vật, cung ứng một phần phân bón, giống cây trồng vật nuôi và một số dịch vụ ngành nghề khác.
Đối với các HTX nông, lâm nghiệp chưa chuyển đổi, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, sản xuất ngành nghề chưa phát triển, sản phẩm chủ yếu là tự sản tự tiêu. Đa số các HTX đều có điều kiện về đất đai, lao động dôi dư nhưng chưa chú trọng đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi ngành nghề sản xuất, chưa biết phát huy hết tiềm năng nội lực sẵn có của cơ sở. Tuy nhiên không phải tất cả 90 HTX nông lâm nghiệp chưa chuyển đổi đều hoạt động sản xuất kém hiệu quả, có một số HTX làm ăn tốt, chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng vật nuôi phát triển sản xuất như HTX Xuân Tiến, xã Xăm Khoè; HTX Hải Sơn, HTX xóm Hịch xã Mai Hịch...
Đối với các HTX đã chuyển đổi theo Luật, Ban quản lý HTX được luân phiên đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, có trình độ quản lý nhất định. Bước đầu đã phát huy được tính ưu việt của HTX chuyển đổi. Ban quản lý HTX biết phát huy kế thừa những thành quả của HTX cũ chuyển sang xây dựng HTX mới khá vững mạnh. Sự đổi mới được thể hiện rõ ở các khâu sản xuất kinh doanh dịch vụ phát triển. Một số HTX bước đầu đã có tích luỹ. Điều làm thay đổi lớn nhất của viêch chuyển đổi và đạt kết quả nhất là đa dạng hoá ngành nghề, chuyển đổi được một bộ phận lao động nông nghiệp dôi dư sang lao động dịch vụ ngành nghề khác như làm dịch vụ du lịch, dệt thổ cẩm, sẩn xuất đồ mộc dân dụng, sản xuất gạch xây dựng...Từ đó tạo việc làm tăng thu nhập cho kinh tế hộ, kinh tế tập thể. Điển hình như HTX Lác, HTX Mỏ, xã Chiềng Châu; HTX Chiềng Sại, HTX xóm Văn, thị trấn... Các HTX này có số hộ kinh tế khá ngày một tăng, tỉ lệ hộ đói nghèo giảm hẳn, đời sống văn hoá, vật chất tinh thần của xã viên được cải thiện, vốn quĩ HTX đều tăng đã tích cực góp phần xoá đói giảm nghèo ở địa phương. Tuy nhiên một số HTX chuyển đổi vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mức thu nhập không ổn định và thiếu tính bền vững. Việc chuyển đổi ngành nghề dịch vụ còn mang tính đơn lẻ tự phát, chưa theo hệ thống tổ chức của tập thể HTX.
Theo lãnh đạo huyện Mai Châu, do đặc thù của HTX nông nghiệp miền núi có nhiều hạn chế như qui mô nhỏ, manh mún, điều kiện tự nhiên phức tạp chia cắt, diện tích canh tác ít, cơ sở hạ tầng yếu kém, năng lực tài chính thấp, không có khả năng cạnh tranh, chậm chuyển đổi vì vậy cần phải có chính sách hỗ trợ đầu tư thoả đáng của Nhà nước để chuyển đổi. Và khi đã chuyển đổi được ngành nghề nông thôn cần qui hoạch được tiểu vùng sản xuất chuyên canh để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Để phát triển kinh tế HTX nông nghiệp bền vững, huyện có chủ trương kiện toàn lại các HTX hiện có để làm nền tảng, cơ sở tiếp tục hướng dẫn các HTX chuyển đổi. Ngoài tính tích cực, các HTX nông nghiệp ở Mai Châu cũng còn tồn tại cần tháo gỡ đó là trình độ cán bộ trong BQT còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Khắc phục được hạn chế về con người, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ HTX thì nhất định, kinh tế HTX ở đây sẽ phát triển cả về “chất và lượng” để Mai Châu thực hiện thành công nghị quyết “Tam nông” của Đảng đề ra.
Hải Linh
Đây là lần tăng giá khá "khôn ngoan" của các hãng sữa khi mức tăng không quá ồn ào lại vừa lách được quy định quản lý.
(HBĐT) - Sáng 1/8, Công ty CP cà phê Thái Hòa Hòa Bình đã tổ chức xuống giống trồng cà phê niên vụ 2010. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo sở NN&PTNT, Huyện uỷ, UBND, các ban, ngành, đoàn thể huyện Lạc Sơn, Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Tập đoàn Thái Hòa, đại diện cấp uỷ, chính quyền 2 xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn.
(HBĐT) - Trong 5 năm qua, cùng với việc hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách, Chi cục Thuế huyện Lương Sơn đã có những bước tiến quan trọng trong việc quản lý thuế, kiện toàn bộ máy và cơ chế quản lý, tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình 135 năm 2010, huyện Tân Lạc có 39 công trình với số vốn 9.196 triệu đồng. Trong đó đã bàn giao và đưa vào sử dụng 23 công trình chuyển tiếp năm 2009. Năm 2010 có 16 công trình được giao mới. Hiện, huyện đã thẩm định 15 công trình, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật 13 công trình, ký hợp đồng xây lắp 11 công trình.
(HBĐT) - Năm 1999, chị Quách Thị Huấn ở phố Bưởi, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi đấu thầu 6 ha đất tại xóm Nội, xã Hạ Bì để xây dựng mô hình trang trại VAC.
Trao đổi với Báo chí, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng, từ năm 2011, thị trường nông thôn sẽ là tâm điểm đầu tư của các đại gia bán lẻ nước ngoài thay vì các thị trường lớn đã bão hòa như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.