Người tiêu dùng cắn răng chấp nhận giá sữa tăng liên tiếp.
Đây là lần tăng giá khá "khôn ngoan" của các hãng sữa khi mức tăng không quá ồn ào lại vừa lách được quy định quản lý.
Điệp khúc tăng giá
Theo các đại lý, hiện đã có 3 nhãn hiệu sữa được thông báo tăng giá, gồm Dumex điều chỉnh giá cho 17 loại sữa bột với mức tăng khoảng 10%, Friesland Campina VN tăng giá một số sản phẩm sữa nước, sữa đặc với mức tăng khoảng 5-7% và đầu tháng 8 có thêm nhãn hiệu sữa X.O tăng 2,5% các loại sữa bột. Theo thông báo của Công ty Danone VN (cung ứng mặt hàng sữa Dumex, Dulac) gửi các cửa hàng kinh doanh sữa Dumex, từ ngày 19.7, sữa Dumex Mama Gold step 0 loại hộp 800 gr tăng từ 212.000 đồng lên 233.000 đồng/hộp; sữa Dugro Gold 2 hộp 800 gr tăng từ 298.000 đồng lên 328.000 đồng/hộp. Thậm chí, sữa Dugro Gold 3 hộp 1,5 kg tăng thêm tới 44.000 đồng/hộp, giá từ 454.000 đồng lên 499.000 đồng/hộp... Các loại sữa Dulac cũng tăng giá mạnh.
Các đợt tăng giá sữa liên tiếp gần đây: |
- Tháng 2.2009, hãng sữa Abbott thông báo tăng giá 4- 5%. Một số loại sữa ngoại khác cũng tăng theo với mức tương tự. - Tháng 7.2009, một số hãng sữa ngoại cắt giảm chiết khấu cho đại lý nên các cửa hàng đã tự ý nâng giá bán để giữ được lợi nhuận như cũ. - Tháng 12.2009, với lý do giá đường và nguyên liệu tăng cao, một số hãng sữa trong nước đã điều chỉnh giá sữa lên thêm 6-10%. - Từ tháng 1.2010, hầu hết các sản phẩm sữa bột ngoại trên thị trường đã thông báo tăng giá, mức tăng cũng từ 7-10%. - Tháng 2.2010, các sản phẩm Friso của Công ty Friesland Campina VN chính thức áp dụng bảng giá mới với mức tăng 8-10%. - Tháng 7.2010, nhiều hàng sữa công bố mức tăng giá từ 5-10% kể cả sữa bột và sữa nước. |
Ví như sữa Dulac Gold, hộp 800 gr tăng thêm 30.000 đồng/hộp; Dulac 1 hộp 800 gr tăng 20.000 đồng/hộp... Theo Cục Quản lý giá, trong tháng 1, sữa của Abbott, Mead Johnson, Friesland Campina VN... đã tăng giá 7 - 9% so với giá bán trong tháng 12.2009. Trong tháng 2, giá nhiều mặt hàng sữa nước, sữa bột, sữa chua của Vinamilk bán lẻ trên thị trường tăng thêm khoảng 8%. Đến tháng 3, Dumex, Meiji, Milax... cũng điều chỉnh giá cho một số sản phẩm với mức tăng 8 - 10%. Lý giải của Công ty Danone VN là: "Tỷ giá hối đoái và giá nguyên liệu vẫn tiếp tục tăng nên công ty buộc phải tăng giá các sản phẩm sữa bột Dumex".
Công ty FrieslandCampina VN cũng điều chỉnh giá bán các sản phẩm sữa nước tăng từ 4.500 đồng/hộp lên 4.750 đồng/hộp kể từ ngày 15.7. Ngoài ra đợt này FrieslandCampina cũng tăng giá sữa đặc Trường Sinh từ 11.500 đồng/hộp lên 12.000 đồng/hộp; Dutch Lady từ 14.500 đồng/hộp lên 15.000 đồng/hộp; Completa từ 10.500 đồng/hộp lên 11.000 đồng/hộp. Tuy nhiên, theo đại diện của Công ty FrieslandCampina, giá các sản phẩm sau lần điều chỉnh này vẫn chỉ nằm ở mức trung bình, thậm chí thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Ông Nguyễn Ngọc Kinh Luân - Giám đốc đối ngoại của FrieslandCampina lý giải: "Việc tăng giá này là chẳng đặng đừng do áp lực từ việc tăng giá của rất nhiều yếu tố đầu vào trong thời gian qua, kể cả biến động tỷ giá".
Thất hứa
Việc tăng giá này không chỉ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà ngay cả người kinh doanh sữa cũng bị vạ lây vì trót treo bảng không tăng giá, dựa theo lời cam kết của các hãng sữa. Một chủ cửa hàng sữa trên đường Nguyễn Thông (TP.HCM) bức xúc: "Các hãng sữa cứ tăng giá vô tội vạ, mỗi lần tăng giá là làm khổ chúng tôi. Cửa hàng kinh doanh sữa như tôi lời được bao nhiêu? Chỉ 2.000 - 3.000 đồng/hộp, lời từ 5.000 đồng - 7.000 đồng/hộp là nhiều lắm rồi. Nhà nước nói không tăng giá sữa nhưng các hãng sữa vẫn tăng giá. Nhà nước nói mà không làm gì được các hãng sữa này thì nói làm gì". Bà T. - chủ cửa hàng sữa nói: "Hộp sữa cùng loại, cùng hãng sản xuất nhưng sữa ở Singapore, Malaysia... thấp hơn ở VNtừ 100.000 đồng - 200.000 đồng/hộp. Tại sao nghịch lý vậy? Sao họ kìm được giá sữa còn Việt Nam thì giá sữa... muốn tăng là tăng".
Theo Báo Thanhnien
Trao đổi với Báo chí, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng, từ năm 2011, thị trường nông thôn sẽ là tâm điểm đầu tư của các đại gia bán lẻ nước ngoài thay vì các thị trường lớn đã bão hòa như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Nếu lãi suất tín dụng cao còn kéo dài, hàng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước sẽ tiếp tục khó cạnh tranhDo vốn tự có ít, để có điều kiện hoạt động và đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp (DN) thường phải vay thêm vốn. Mức vay thông thường chiếm từ 50% - 70%/tổng tài sản của đơn vị. Với lãi suất vay vốn cao, tín dụng đang trở thành lực cản, làm giảm khả năng cạnh tranh khi DN xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới.
Tâm lý e ngại lãi suất cao ở 6 tháng đầu năm 2010 đã làm tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân ở một số ngân hàng (NH) không đạt như kế hoạch. Đó là lý do, các NH hiện đang mạnh tay cho vay tiêu dùng.
Theo Hiệp hội Lương thực VN (VFA), tính đến hết ngày 29-7 xuất khẩu gạo của VN đã đạt trên 3,93 triệu tấn với kim ngạch hơn 1,7 tỉ USD. Trong 29 ngày của tháng 7, xuất khẩu gạo đạt 602.342 tấn, trị giá hơn 241 triệu USD vượt kế hoạch trước đó của VFA đưa ra tháng 6-2010 (dự kiến xuất khoảng 600.000 tấn).
(HBĐT) - Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng là chương trình kinh tế - xã hội - sinh thái trọng điểm của Nhà nước. Đối với tỉnh Hoà Bình, mục tiêu hết năm 2010 nâng độ che phủ rừng lên 46%, đồng thời sau khi rà soát việc thực hiện kế hoạch dự án trồng mới 5 triệu ha rừng còn thiếu 1.830 ha rừng chưa được trồng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, diện tích rừng trồng mới không phải là nhỏ trong khi đang có quá nhiều lực cản ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án.
(HBĐT) - Mấy năm gần đây, sản xuất nông nghiệp ở xã Thanh Hối, huyện Tân lạc đã có nhiều chuyển biến tích cực, mặc dù là vùng thường xuyên bị thiếu nước, nhưng bà con đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng sản xuất, thâm canh tăng vụ.