Suốt thời gian dài, giá thức ăn chăn nuôi chỉ có tăng nên dẫn đến tình trạng người chăn nuôi quay lưng khiến lượng thức ăn chăn nuôi tồn dư rất lớn

Chỉ cách đây vài năm, nhiều doanh nghiệp (DN) thức ăn chăn nuôi sản xuất không kịp hàng để bán. Nay thì ngược lại, nhiều DN đang tồn hàng trăm ngàn tấn thức ăn chăn nuôi. Hàng không bán được, nợ ngân hàng (NH) vẫn phải trả lãi hằng tháng khiến không ít DN có nguy cơ phá sản.

 
Tiêu thụ giảm hơn 30%
 
Thông tin từ Tổng cục Thống kê cho thấy kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi 7 tháng đầu năm 2010 lên đến khoảng 1,3 tỉ USD, tăng trên 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Nguyên liệu nhập nhiều và hàng thành phẩm tồn kho cũng rất lớn, trong đó tháng 7 lượng thức ăn chăn nuôi tồn kho tăng trên 100% so với tháng trước, còn so với cùng kỳ năm ngoái tăng gần 170%. Nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi cho biết họ đang phải chịu áp lực lớn từ vốn vay NH do hàng tiêu thụ chậm, giảm 30%-60%.
 
Theo các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, hoạt động của họ chủ yếu dựa vào vốn vay NH, chiếm từ 70%-80%. Hàng tiêu thụ không được cũng đồng nghĩa lỗ lã do hằng tháng phải trả lãi NH rất lớn.
 
 
Giá thức ăn chăn nuôi quá cao khiến người chăn nuôi lỗ nặng. Ảnh: ĐỨC CƯỜNG


Những công ty lớn hiện có lượng nguyên liệu tồn kho khoảng 100.000 tấn, với số vốn lên đến 500- 600 tỉ đồng. Còn những công ty vừa và nhỏ cũng phải tồn kho 4.000 tấn- 10.000 tấn, vốn ứ đọng lên đến 20 - 50 tỉ đồng, tức mỗi tháng một DN phải trả lãi từ 250 triệu đến hơn 500 triệu đồng.
 
Ông Nguyễn Quý, Giám đốc Nhà máy Chế biến thức ăn chăn nuôi An Phú (TPHCM), cho biết tình hình dịch bệnh như hiện nay sẽ còn tác động rất lớn đến việc tiêu thụ thức ăn chăn nuôi. Trong tháng 8 này, sức tiêu thụ sẽ còn giảm thêm ít nhất 15%. Nhiều DN nhận định nếu tình hình sắp tới chậm được cải thiện, DN sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ còn bi đát hơn, nhiều DN sẽ không tránh khỏi phá sản.
 
Người chăn nuôi quay lưng
 
Giải thích hiện tượng thức ăn chăn nuôi tồn kho nhiều, các DN sản xuất cho rằng nguyên nhân là do dịch bệnh kéo dài trên đàn gia súc, gia cầm khiến nhu cầu chăn nuôi giảm chứ không phải giá thức ăn chăn nuôi hiện quá cao.
 
Ông Phạm Đức Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Thanh Bình (Đồng Nai), chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi, cho biết dù hiện nay có một số nguyên liệu giảm giá nhưng giá thức ăn thành phẩm chưa thể giảm theo do nguồn nguyên liệu đã mua dự trữ trước đó với giá cao, chưa kể tỉ giá USD tăng cũng kéo theo giá thành tăng nên khó có thể giảm giá được.
 
Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên môn, nguyên nhân lượng thức ăn chăn nuôi tồn đọng nhiều là do suốt một thời gian dài các DN sản xuất cùng nhau đẩy giá tăng liên tục, nhất là khi giá nguyên liệu thế giới tăng.
 
Từ năm 2009, khi giá thế giới giảm mạnh trở lại, họ không chịu giảm theo. Tình trạng này kéo dài khá lâu và lặp đi lặp lại nhiều lần nên dẫn đến hậu quả là người chăn nuôi không còn thiết tha chăn nuôi và tình trạng bỏ ao, bỏ chuồng ngày càng nhiều khiến mức tiêu thụ thức ăn chăn nuôi sản xuất công nghiệp không còn tăng trưởng mạnh.
 
Ông Đàm Văn Hoạt, Giám đốc tiếp thị Công ty Amasco, cũng thừa nhận do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao nên người chăn nuôi hạn chế mua thức ăn chế biến từ các nhà máy mà chuyển sang tự mua nguyên liệu về trộn nên thức ăn sản xuất công nghiệp không bán được.
 
Báo cáo từ Bộ Công Thương cho thấy giá nguyên liệu trên thế giới những tháng gần đây giảm đáng kể so với đầu năm do thời tiết thuận lợi nên nguồn cung dồi dào. Chẳng hạn, giá khô dầu đậu tương đã giảm đến 34 USD/tấn, còn 330 USD/tấn so với cách nay 2 tháng (so với đầu năm giảm đến 70 USD/tấn).
 
Theo giới chuyên môn trong lĩnh vực này, hiện nay đang là cơ hội để các DN giảm giá thức ăn chăn nuôi do giá nguyên liệu thế giới đã giảm khá mạnh như đậu nành từ 10.500 đồng/kg nay giảm còn 8.700 đồng/kg, hoặc lúa mì, bắp giảm 700 đồng/kg còn 4.800 đồng/kg... Tuy nhiên, nhiều DN chưa giảm giá. “Có lẽ họ lo ngại giảm giá cũng chưa chắc bán chạy nên vẫn gắng neo thêm một thời gian nữa”- một DN chuyên cung cấp nguyên liệu nhận xét.
 
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết ông cũng đã nhiều lần cảnh báo các nhà máy không được tăng giá bán quá mức mà phải có mức giá hợp lý để đồng hành cùng người chăn nuôi nhưng DN sản xuất vẫn mạnh ai nấy làm theo ý mình...
 
                                                                                   Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nông dân xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thuỷ bước đầu cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp bằng các loại máy kéo, máy cày thông dụng.
Đông đảo khách hàng đến với siêu thị điện máy ElecViNa trong ngày khai trương.
Các dự án xi măng thực hiện nghiêm ngặt các quy định về ATLĐ, PCCN

Lạm phát thấp nhưng giá một số loại hàng tăng mạnh

Lạm phát trong hai tháng gần đây đã xuống thấp hơn cả dự báo. Tuy nhiên, dù các chỉ số được công bố có chiều hướng thuận lợi nhưng thực tế, giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng vẫn còn tăng mạnh, số hàng hóa giảm giá cực hiếm. Người dân vẫn chưa cảm nhận được “lạm phát thấp”.

Việt Nam nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn đầu tư từ Nhật

Ngày 4/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam tại thủ đô Tokyo nhằm kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản, nhất là các nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân, đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.

Gom vốn cho chỉ tiêu 25%

Năm tháng cuối năm sẽ là khoảng thời gian được dự báo "dành" riêng cho tăng trưởng tín dụng VND vốn chỉ tăng khiêm tốn trong sáu tháng đầu năm. Hàng chục ngân hàng đưa ra các chương trình khuyến mãi gửi tiền VND phần nào phác họa bức tranh nóng bỏng của tín dụng VND các tháng cuối năm.

Giống tốt - Yếu tố quyết định năng suất cây trồng

(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp của tỉnh thời gian qua đã có bước phát triển cả về năng suất, chất lượng, sản lượng. Diện tích gieo trồng cây hàng năm tăng, năm 2005 đạt 118.565 ha, năm 2009 là 124.700 ha tăng 4,9%, năm 2010 thực hiện 126.260 ha. 

Vắng ngắt chợ chiều Nghĩa Phương

(HBĐT) - Cho đến thời điểm này, mặc dù đã chính thức đi vào hoạt động được gần 1 năm nhưng chợ Nghĩa Phương (phường Phương Lâm, thành phố Hoà Bình) vẫn chưa phát huy hiệu quả. Hiện mới có 212 điểm bán hàng ngoài trời đã ký hợp đồng và nộp tiền kinh doanh cố định, chỉ có 20 trong tổng số 216 kiốt được các tiểu thương thuê để bán hàng.

Nhiều sản phẩm cơ khí có thuế suất nhập khẩu 0%

Các vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất thiết bị nâng hạ thuộc Danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm ban hành kèm theo Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục