Ngày 4/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam tại thủ đô Tokyo nhằm kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản, nhất là các nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân, đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.

Đây là một phần trong chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia của Việt Nam năm 2010.

Phát biểu với hơn 200 đại biểu tham dự diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, người dẫn đầu đoàn xúc tiến đầu tư của Việt Nam, cho biết để thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, “mỗi năm, Việt Nam cần khoảng 15 tỷ USD vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2010-2020.

Tuy nhiên, khả năng huy động vốn chỉ đáp ứng được 50 đến 60% nhu cầu, trong đó khoảng 40 đến 50% là vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Điều này đòi hỏi Chính phủ cần có các giải pháp và chính sách hiệu quả hơn để huy động nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có việc hoàn thiện chính sách về hình thức đầu tư đối tác công-tư (PPP).”

Theo Thứ trưởng Đông, trên thực tế, PPP đã được thực hiện ở Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau như hợp đồng xây dựng-hoạt động-chuyển giao (BOT), xây dựng-chuyển giao-hoạt động và xây dựng-chuyển giao.

Hoạt động đầu tư theo các hình thức này đã góp phần đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư và trở thảnh một trong những mô hình đối tác đầu tư có hiệu quả giữa Nhà nước và khu vực tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư theo các hình thức này ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế. Do vậy, Chính phủ chủ trương xây dựng khung chính sách PPP toàn diện, khả thi hơn nhằm đẩy mạnh sự hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân.

Thứ trưởng Đông nhấn mạnh: “Việt Nam dự kiến sẽ xây dựng khung chính sách PPP theo thông lệ quốc tế, đáp ứng các tiêu chí về hiệu quả kinh tế, minh bạch, thị trường và tối đa hóa lợi ích, cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư, phân định và quản lý tốt rủi ro, vì lợi ích công cộng… Việc lựa chọn các nhà đầu tư thực hiện dự án sẽ được thực hiện thông qua đấu thầu cạnh tranh nhằm tối đa hóa lợi ích và tạo cơ hội công bằng cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia.”

Thay mặt khu vực tư nhân, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) kiêm đồng Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Nhật, cho rằng dưới góc độ của một nhà đầu tư tư nhân, hiệu quả thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận đối với bất cứ dự án nào cũng luôn là yếu tố mang tính quyết định hàng đầu. Thông qua việc tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, SGI đã thấy được nhiều lợi ích trong quá trình đầu tư.

Ông Tâm đã nêu ra một số dẫn chứng về những lợi ích đối với doanh nghiệp tư nhân khi tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam như dự án xây dựng đường cao tốc số 5 mới nối Hà Nội với Hải Phòng của SGI và dự án xây dựng nhà máy điện công suất 5.000MW ở tỉnh Kiên Giang của Tập đoàn Đầu tư Tân Tạo. Đây là những dự án quy mô lớn đầu tiên mà Chính phủ Việt Nam giao cho khu vực tư nhân thực hiện.

Ông Tâm hy vọng sẽ có nhiều nhà đầu tư Nhật Bản hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay, có khoảng trên 90 dự án, trong đó có 9 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư theo các hình thức BOT, BT và các hình thức tương tự khác, với tổng số vốn đăng ký lên tới 7,1 tỷ USD, trong đó các dự án công trình giao thông chiếm 70% về số lượng dự án và 95% về vốn đầu tư.

Cũng tại diễn đàn, đại diện Bộ Giao thông Vận tải và các thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã trình bày về nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án phát triển hệ thống giao thông-vận tải của Việt Nam nói chung và của hai thành phố này nói riêng. Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giải đáp các ý kiến của các nhà đầu tư Nhật Bản về các thủ tục và vướng mắc trong quá trình đầu tư tại Việt Nam.

Sau phiên thảo luận chung, đại diện các cơ quan Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã đồng chủ trì ba hội thảo chuyên đề về các vấn đề phát triển cảng biển, đường sắt; năng lượng; cung cấp nước sạch và xử lý nước thải ở các thành phố lớn.

Đoàn xúc tiến đầu tư Việt Nam do Thứ trưởng Đặng Huy Đông dẫn đầu gồm các quan chức thuộc 5 bộ và 4 tỉnh, thành của Việt Nam cùng 9 đại diện của khu vực tư nhân. Theo kế hoạch, ngày 6/8, đoàn sẽ tham dự Diễn đàn Đầu tư Kansai-Việt Nam và Hội nghị bàn tròn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ khu vực Kansai của Nhật Bản ở thành phố Osaka./.

                                                                                   Theo TTXVN

Các tin khác

Không có hình ảnh
Mô hình giống lúa mới cho năng suất 58 tạ/ha thực hiện tại xóm Lòng, xã Yên Trị, huyện Yên Thuỷ
Chợ Nghĩa Phương vắng ngắt trong những buổi chiều
Vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất các thiết bị nâng hạ được ưu đãi thuế.

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: “Tỷ giá sẽ ổn định”

"Có điều đáng mừng là lâu lắm hệ thống ngân hàng lại quay về trạng thái tăng trưởng huy động vốn cao hơn cho vay", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu nói khi trả lời phỏng vấn về tình hình điều hành chính sách tiền tệ hiện nay.

"Hàng Việt về nông thôn": Còn nhiều điều phải bàn

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng, từ năm 2011, thị trường nông thôn sẽ là tâm điểm đầu tư của các đại gia bán lẻ nước ngoài thay vì các thị trường lớn đã bão hòa như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Xuất khẩu gạo sẽ gặp nhiều thuận lợi

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ước tính xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2010 ước đạt 4,1 triệu tấn, trị giá 2,01 tỷ USD, giảm 2,5% về lượng nhưng tăng 3,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009.

Mai Châu: Tập trung phát triển HTX nông nghiệp

(HBĐT) - Phát triển kinh tế HTX được Đảng bộ huyện Mai Châu xác định là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện “Tam nông”. Nhiều năm qua, Mai Châu luôn được đánh giá là huyện có nền kinh tế tập thể phát triển khá đồng đều, đa dạng và thích ứng được với cơ chế thị trường hiện nay. Các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện có bước phát triển mới, làm tốt vai trò “bà đỡ” cho kinh tế hộ.

Mông Hoá khởi sắc

(HBĐT) - Xã Mông Hoá, huyện Kỳ Sơn là vùng cửa ngõ giao thông quan trọng của tỉnh và vùng Tây Bắc, do đó, ngay khi được quy hoạch thành KCN, xã đã thu hút được không ít các dự án vào đầu tư... Chính những yếu tố đó đã thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, chuyển dịch theo hướng tích cực, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc.

Công ty TNHH thương mại Tuổi Trẻ phát triển đa dạng ngành nghề kinh doanh

(HBĐT) - Công ty TNHH thương mại Tuổi Trẻ là một trong những doanh nghiệp lớn mạnh và có uy tín tại tỉnh, trong những năm qua, Công ty đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phát triển hệ thống thương mại trên địa bàn tỉnh với nhiều ngành nghề kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục