Các doanh nghiệp (DN) của Trung Quốc đang ra sức “vét” gạo VN. Còn DN trong nước đang lo lắng trước nhu cầu gạo tăng đột biến từ nước này.
Ẩn số
Nhu cầu gia tăng, DN lo không đủ gạo để bán - Ảnh: Internet. |
Từ ngày 15.7-4.8, DN thu mua trên 460.000 tấn gạo hè thu tạm trữ trong số 1 triệu tấn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nên tình hình mua bán gạo ở ĐBSCL khá sôi động. Tuy nhiên, điều bất ngờ là giá lúa gạo tăng cao không phải vì chương trình tạm trữ của Chính phủ mà là vì các thương nhân Trung Quốc đang ồ ạt vào VN thu gom. Lúa chất lượng thấp từ 2.800-3.200 đồng/kg hồi giữa tháng 7 đến nay đã tăng lên 3.850-4.200 đồng/kg; lúa chất lượng cao tăng từ 3.500-3.800 đồng/kg lên 4.100-4.450 đồng/kg. Hiện gạo 5% tấm xuất khẩu của VN đã tăng 20-30 USD/tấn so với hồi đầu tháng 7, lên mức 375 USD, gạo 25% tấm đạt 330 USD/tấn.
Tại cuộc họp mở rộng do Hiệp hội Lương thực VN (VFA) tổ chức ngày 6.8, nhiều DN cho biết, chỉ trong vòng 1 tháng, thương nhân Trung Quốc đã vào các tỉnh ĐBSCL mua vét gạo số lượng lớn. Ông Cao Minh Lãm - Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu An Giang thông báo: “Họ thu gom cả tấm, gạo phẩm cấp thấp với giá cao. Ngoài chở bằng đường biển, thương nhân Trung Quốc còn sử dụng cả container chở gạo rầm rầm bằng đường bộ đưa ra cửa khẩu xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc”.
Thông thường sau tháng 5, Trung Quốc ít khi nhập khẩu gạo, nhưng năm nay vẫn tiếp tục mua. Đây là thị trường luôn kín tiếng, do vậy, có thể coi việc họ mua ồ ạt và không kén chọn chất lượng là một ẩn số. Điều lo của VFA giờ đây không phải Trung Quốc ngưng mua gạo qua đường biên mậu mà là nếu tiếp tục mua quá nhiều, tạo ra nguy cơ thiếu hàng giao các hợp đồng đã ký trước đó.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA cũng xác nhận: “Hiện có thông tin cho biết Trung Quốc mất mùa tới mười bốn triệu tấn gạo do lũ lụt vừa xảy ra liên tiếp. Do đó, nếu tin này chính xác, Trung Quốc sẽ mở cửa nhập khẩu gạo và lúc đó, chắc chắn thị trường gạo VN và thế giới sẽ rối tung”. Ông Phong cảnh báo: “Nếu Trung Quốc tiếp tục vào mua số lượng khoảng một triệu tấn gạo, thì coi chừng đến quý 4 năm nay, doanh nghiệp không có gạo xuất khẩu!”.
Rủi ro rình rập
Không chỉ tăng giá, nhu cầu gạo thế giới đang có dấu hiệu sôi động trở lại. Ngoài Trung Quốc đang thể hiện rõ sự thiếu hụt lương thực, nhiều nước khác ở khu vực châu Phi, Trung Đông cũng bắt đầu đẩy mạnh nhập gạo. Nguyên nhân là do giá nhiều mặt hàng nông sản hiện nay đang có dấu hiệu tăng mạnh, nhất là lúa mì đã tăng 70-80 USD/tấn. Nếu so sánh lúa mì với gạo, thì trong các tháng tới, các nước nghèo như châu Phi sẽ chuyển sang mua gạo để tiết kiệm hơn.
Ngoài ra, dự kiến trong tháng 8, 9, Indonesia cũng sẽ khởi động nhập khẩu gạo trở lại. Trước tình hình chuyển biến nóng như vậy, VFA đã khuyến cáo DN nên đẩy mạnh mua vào, nhưng không nên bán ồ ạt mà lựa chọn đơn hàng giá cao mới bán. Ông Trương Thanh Phong nhắc lại: “Vụ hè thu này chỉ còn mấy trăm ngàn tấn, không thấm vào đâu nếu Trung Quốc tiếp tục tràn vào mua vét gạo. Do đó có thể xảy ra tình trạng thiếu gạo, sốt giá vào các tháng cuối năm”. Để tránh khủng hoảng lương thực ngay trong nước, VFA đã chỉ đạo các DN hội viên, trong những tháng cuối năm phải sẵn sàng can thiệp thị trường trong nước một khi có biến động khan hiếm, sốt giá.
Ông Bùi Tất Tiếp - Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN - PTNT) cho rằng, cần phải xác định chính xác tổng lượng gạo xuất khẩu trong các hợp đồng đã ký kết với các đối tác, số gạo đã giao, tổng lượng gạo còn trong dân, trong kho của doanh nghiệp để có những chính sách phù hợp khi điều hành xuất khẩu gạo trong bối cảnh Trung Quốc ồ ạt mua gạo của VN. Theo ông Tiếp, nếu giá lúa gạo tăng đột biến mà nguyên nhân chủ yếu là do phía Trung Quốc ồ ạt mua gạo của Việt Nam thì cần có biện pháp bình ổn, không để xáo trộn về nguồn cung, đảm bảo an ninh lương thực trong nước và không ảnh hưởng quá nhiều đến tình hình sản xuất - kinh doanh của các DN xuất khẩu gạo.
Ông Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN -â PTNT) cho biết, hiện các tỉnh phía Nam đang thu hoạch vụ lúa hè thu. Dự kiến với 1,6 triệu ha lúa đã gieo cấy, người nông dân sẽ thu về trên dưới 8 triệu tấn thóc, tương đương gần 5 triệu tấn gạo. Chúng ta cũng sẽ có thêm khoảng 1 triệu tấn thóc nông dân đem về từ Campuchia thông qua việc thuê ruộng trồng lúa. Hiện chúng ta còn lúa gạo dự trữ, đã thu mua tạm trữ được một số trong dân và các DN vẫn còn. Trong khi cả nước đến thời điểm này đã xuất khẩu được trên 4 triệu tấn gạo trong tổng số trên 6 triệu tấn đã ký kết với các đối tác. Vì thế, nếu Trung Quốc mua thêm vài trăm đến khoảng 1 triệu tấn gạo của VN thì cũng không ảnh hưởng đến an ninh lương thực trong nước.
Tuy nhiên, ông Ngọc lưu ý, rủi ro sẽ luôn rình rập những đơn vị xuất gạo sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch. "Bài" của Trung Quốc là ban đầu mua vào với số lượng lớn. Khi các đơn vị kinh doanh trong nước ồ ạt đem hàng lên cửa khẩu, các đối tác bên ấy lại không mua nữa, hàng bị dồn ứ. Lúc đó, DN VN sẽ chịu thiệt, giống hệt như chuyện dưa hấu, cao su, vải thiều… bị ứ đọng, ép giá đã diễn ra liên tục trong thời gian vừa qua.
Theo Báo LĐ
Ngày 7-8, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng cùng đoàn công tác Chính phủ gồm đại diện nhiều bộ, ngành đã có buổi làm việc tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin)
(HBĐT) - Theo Sở KH&ĐT, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong tháng 7/2010 đạt 298 tỷ đồng, tăng 4,9 % so với tháng trước. Với kết quả đó, 7 tháng năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 1.585,5 tỷ đồng, bằng 52,85% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Mưa bão là mối nguy cơ đe doạ trực tiếp đối với hệ thống điện lưới. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn điện để cấp điện ổn định, liên tục và tránh tai nạn điện trong mùa mưa bão là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều hộ dân thuộc địa phận xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn vẫn hàng ngày phải sống trong nỗi phấp phỏng lo sợ khi mùa mưa bão đến bởi hệ thống đường điện ở đây đã xuống cấp nghiêm trọng.
Tăng trưởng kinh tế thời gian tới sẽ đạt mức cao hơn những tháng đầu năm và có khả năng hoàn thành, thậm chí vượt mức tăng trưởng 6,5% như mục tiêu đề ra
Ngày 6-8, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) có phiên họp mở rộng tại TPHCM, đánh giá tình hình xuất khẩu gạo thời gian qua, nhận định xu hướng tới. Theo Tổng Thư ký VFA Huỳnh Minh Huệ, 7 tháng qua, các doanh nghiệp (DN) đã xuất 3,940 triệu tấn gạo (hơn 54% là hợp đồng thương mại), riêng tháng 7, xuất 628.468 tấn. Giá trị kim ngạch đạt 1,937 tỷ USD (giá CIF), dù lượng giảm 3,64% so cùng kỳ năm 2009 nhưng trị giá (xuất CIF) tăng 1,79%. Bình quân 438,27 USD/tấn, tăng 27,94 USD/tấn so cùng kỳ.
Ngày 5/8 (tức 25/6 âm lịch) được một loạt tên tuổi lớn như Kinh Đô, Hữu Nghị, Bánh mứt kẹo Hà Nội (Hanobeco), Hải Hà Kotobuki chọn là ngày chính thức đưa mẻ bánh đầu tiên ra thị trường, khởi động mùa trung thu quyết liệt.