Ngày 6-8, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) có phiên họp mở rộng tại TPHCM, đánh giá tình hình xuất khẩu gạo thời gian qua, nhận định xu hướng tới. Theo Tổng Thư ký VFA Huỳnh Minh Huệ, 7 tháng qua, các doanh nghiệp (DN) đã xuất 3,940 triệu tấn gạo (hơn 54% là hợp đồng thương mại), riêng tháng 7, xuất 628.468 tấn. Giá trị kim ngạch đạt 1,937 tỷ USD (giá CIF), dù lượng giảm 3,64% so cùng kỳ năm 2009 nhưng trị giá (xuất CIF) tăng 1,79%. Bình quân 438,27 USD/tấn, tăng 27,94 USD/tấn so cùng kỳ.

 

Doanh nghiệp tư nhân thu mua lúa của nông dân tại tỉnh An Giang. Ảnh: T.L.

Xuất khẩu bao nhiêu?

Mở đầu phiên họp, Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong cho biết, các DN đã ký hợp đồng xuất 6,2 triệu tấn gạo, hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu gạo năm 2010 do Chính phủ giao. Bộ Công thương đang kiến nghị tăng lên 6,4 - 6,5 triệu tấn gạo do nhu cầu của thị trường hiện nay tăng trở lại.

Ông Lê Việt Hải, Giám đốc Công ty cổ phần Mekong (TP Cần Thơ) cho rằng, cần xác định sản lượng và khả năng xuất khẩu. Thời gian qua, chúng ta đánh giá chưa đúng khả năng xuất khẩu gạo. Năm 2005-2006, các DN xuất khẩu 5,5 triệu tấn, nhiều người lo ngại không đảm bảo an ninh lương thực trong nước, nhưng sau đó, năm 2008-2009 cả năm xuất 6 triệu tấn vẫn “êm ru”. Hiện nay, nếu giá cả phù hợp có thể xuất khẩu 7 triệu tấn. Do vậy, cần xác định sản lượng chính xác để có định hướng mục tiêu xuất khẩu. Đây là bài toán chưa có lời giải thỏa đáng. Quanh năm, nhất là vùng ĐBSCL đều có thể trồng lúa. Do đó, khi giá lúa gạo tăng cao bà con sẵn sàng mở rộng diện tích gieo trồng. Đó là chưa kể một lượng khá lớn lúa hàng hóa từ Campuchia mà nông dân Việt Nam thuê đất trồng, đưa về, cùng lúa hàng hóa Campuchia đưa qua Việt Nam đang có xu hướng tăng dần. Vì vậy, quan điểm về an ninh lương thực cần có cái nhìn cụ thể hơn về thực tế này.

Đến ngày 4-8-2010, 48 DN mua tạm trữ 469.605 tấn gạo, đạt gần 47% kế hoạch. Hiện lúa chất lượng cao đang khan hiếm để các DN mua thực hiện hợp đồng đã ký. Thông thường sau tháng 5, Trung Quốc ít khi nhập khẩu gạo, nhưng năm nay vẫn tiếp tục mua. Đây là thị trường luôn kín tiếng. Do vậy, có thể coi đó là một ẩn số vì họ mua khá nhiều, không kén chọn chất lượng. Điều lo của VFA giờ đây không phải Trung Quốc ngưng mua gạo qua đường biên mậu mà là nếu tiếp tục mua quá nhiều, tạo ra nguy cơ thiếu hàng giao các hợp đồng đã ký trước đó.

Với việc đẩy mạnh xuất khẩu trong tháng 7, giải phóng tồn kho, tạo điều kiện mua vào lúa gạo vụ hè thu để xuất khẩu, kèm theo đó mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nên đã giải quyết tốt đầu ra vụ hè thu của bà con. Ông Lê Minh Trượng, Giám đốc Công ty Lương thực Sông Hậu cho rằng: Chỉ tiêu 1 triệu tấn quy gạo nhiều khả năng hoàn thành trong tháng 8 này thay vì đến giữa tháng 9. Tuy nhiên, cũng theo ông Hải, đang xuất hiện yếu tố đầu cơ. Giá lúa trong nước tăng lên không có nghĩa thiếu lúa hàng hóa mà do tác động tâm lý, giữ lúa chờ giá lên.

Còn nhiều biến động

Việc mở cửa trở lại thị trường Bangladesh (tháng 7) của Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) khi ký hợp đồng thương mại xuất 178.000 tấn, góp phần không nhỏ vào việc giảm áp lực tiêu thụ lúa gạo. Bộ Công thương giao Vinafood 2 đàm phán để ký hợp đồng cấp chính phủ, trong lúc chờ thỏa thuận về thương mại gạo giữa 2 chính phủ.

Sự trở lại một số thị trường cũ với lượng xuất nhiều hơn đã tạo ra những chuyển động tích cực. Đặc biệt là Philippines gần đây có nhiều lùm xùm về việc ngưng nhập khẩu hơn 51.000 tấn gạo Việt Nam trúng thầu, chuyển qua mua theo hợp đồng thương mại.

Theo nhận định của VFA, có thể Philippines không nhập khẩu trên 2,4 triệu tấn gạo như hàng năm, nhưng năm 2011 cũng phải nhập ít nhất 1,8 triệu tấn. Nhu cầu gạo của Bangladesh mỗi năm khoảng 1 triệu tấn. Trước nay, quốc gia này thường mua gạo của Ấn Độ và Pakistan, nhưng Bangladesh nhận thấy chất lượng gạo 15% của Việt Nam tương đương với gạo 10%, thậm chí 5% của 2 nước kể trên, nên chọn Việt Nam là một trong những nước cung cấp chính thời gian tới.

Giá nông sản thế giới đang tăng nhanh, lúa mì tăng thêm 80 - 90 USD/tấn, khiến nhiều nước chuyển qua sử dụng gạo. Trong đó có các quốc gia châu Phi, một trong những thị trường lớn của Việt Nam. Nhưng Ấn Độ là một ẩn số khác đang được VFA lưu ý khi lượng lương thực tồn kho của Ấn Độ tăng gấp đôi năm ngoái vì mưa nhiều, nông sản tồn kho dễ bị hư hại. Nếu Ấn Độ xuất khẩu gạo sẽ làm giảm bớt đà tăng giá như hiện nay. Hiện có thông tin, tập đoàn nước ngoài vào Việt Nam thuê kho ngoại quan để trữ gạo. Tình hình hiện nay buộc DN phải hết sức thận trọng khi thương thảo hợp đồng. Ông Trương Thanh Phong khuyến khích DN tiếp tục mua lúa gạo tạm trữ (có lợi cho cả bà con và DN) thay vì dừng mua như ý kiến một số DN và chỉ bán ra từ từ.

 

                                                                                  Theo SGGP

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục