Ngày 5/8 (tức 25/6 âm lịch) được một loạt tên tuổi lớn như Kinh Đô, Hữu Nghị, Bánh mứt kẹo Hà Nội (Hanobeco), Hải Hà Kotobuki chọn là ngày chính thức đưa mẻ bánh đầu tiên ra thị trường, khởi động mùa trung thu quyết liệt.

 

Giá tiếp tục tăng

Mô tả ảnh.
Giá bánh năm nay tăng trung bình 10% - Ảnh: N.N

 

Bánh trung thu của các hãng đã bắt đầu xuất hiện tại các cửa hàng, đại lý bánh kẹo lớn tại Hà Nội và TP.HCM, đáp ứng nhu cầu ăn thử và thờ cúng của người dân trong tháng Xá tội vong nhân ở miền Bắc và Lễ Vu Lan ở khu vực phía Nam.

 

Theo khảo sát, giá bánh của các hãng năm nay có mức tăng giá trung bình khoảng 10% với lý do giá một số loại nguyên phụ liệu sản xuất như đường, lạp xưởng... tăng. Trong đó tùy theo ưu thế, chiến lược cạnh tranh mà mỗi hãng có sự điều chỉnh linh hoạt, có loại giữ nguyên giá so với cùng kỳ năm ngoái, có loại giảm và một số loại được điều chỉnh tăng khá cao.

 

Đơn cử theo thông tin từ giới kinh doanh, loại bánh thấp nhất của Hữu Nghị năm ngoái là 22.000 đồng, nay đã tăng 10% lên mức 24.000 đồng; loại thập cẩm lạp xưởng tăng ở mức 14%; hộp bánh biếu thấp nhất năm ngoái là 260.000 đồng, giá hiện tại là 280.000 đồng.

 

Song thương hiệu này cũng có loại giữ giá, và một số loại giảm chút ít. 

 

Tương tự, loại bánh tăng giá thấp nhất của Kinh Đô ở mức 4% phải kể đến là đậu xanh 1 trứng 150g, từ 28.000 lên 29.000 đồng. Loại được điều chỉnh tăng cao, lên đến mức 25%. 

 

Bánh của Hanobeco đưa ra thị trường hiện mới chỉ là giá tạm duyệt, chưa phải là giá cuối cùng nhưng đại diện hãng này cũng khẳng định chắc chắn sẽ phải nhích giá lên so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Đổ tiền làm hình ảnh

 

Mô tả ảnh.
Cạnh tranh giữa các hãng thể hiện rõ rệt ở động thái bánh chưa ra, băng-rông quảng cáo của các hãng đã treo tràn các cửa hàng - Ảnh: N.N

 

Theo giới kinh doanh, cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng bánh lớn không chỉ diễn ra ở chiến lược giá linh hoạt theo phương thức “lách” giá nhau để giảm đối đầu trực tiếp, tận dụng tối đa sản phẩm thế mạnh, mà còn thể hiện khá rõ ở công tác làm thị trường, tạo dựng hình ảnh.

 

Cùng lấy chủ đề 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội làm điểm nhấn kinh doanh tại thị trường Hà Nội nói riêng nhưng mỗi đơn vị lại có cách thức thể hiện riêng biệt.

 

Có thể thấy nếu như Kinh Đô năm nay tập trung làm nổi bật, tạo dựng không khí lễ hội truyền thống thông qua việc bài trí các điểm bán, gian hàng bằng hệ thống đèn lồng bao quanh thì Hữu Nghị lại tăng cường hình ảnh hoa sen với các màu sắc như trắng, đỏ, hồng và hình ảnh con rồng đời Lý làm biểu tượng trên các bao bì sản phẩm cũng như trang trí gian hàng.

 

Về hương vị bánh, các hãng xuất xứ Hà Nội đều khẳng định ưu tiên sử dụng nguyên liệu đặc sản, truyền thống của Thủ đô như lá chanh, hạt sen Quảng Bá, quất Nghi Tàm (Tây Hồ), bưởi Diễn (Từ Liêm)… hơn là thiên về các dòng bánh hương vị mới du nhập từ nước ngoài như các năm trước.

 

Trên tinh thần đó, công tác quảng bá hình ảnh, thương hiệu thông qua việc treo các băng rôn, biển bảng được các hãng “nhìn nhau” làm rất sớm, đến nỗi bánh chưa ra thị trường, băng rôn đã treo đầy rẫy tại các cửa hàng kinh doanh trên các tuyến phố.

 

Ngân sách làm thị trường, chi phí cho tạo dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu theo thông tin từ nhiều hãng năm nay tiếp tục đội lên. Dù chưa có con số chính xác về mức tăng này nhưng ở góc độ người tiêu dùng, động thái trên không hoàn toàn là đáng mừng mà ngược lại, là đáng lo ngại. Bởi lẽ một khi các “đại gia” vung tay chạy đua hình thức, thương hiệu bề nổi sẽ dẫn đến đội giá thành sản phẩm - mà không phải ai khác, chính người tiêu dùng phải chi trả cho khoản “mắt thấy, tai nghe” này.

 

 

 

                                                                       Theo VietNamnet

Các tin khác


Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục