Từ nguồn quĩ khuyến công chị em phụ nữ thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn duy trì dệt thổ cẩm truyền thống.
(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Nghị định 134/2004/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, hoạt động khuyến công đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh ta...
Chỉ tính trong 5 năm (từ 2005- 2009) số kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến công đạt trên 4.215,3 triệu đồng, trong đó, kinh phí khuyến công địa phương là 2.523,3 triệu đồng; kinh phí khuyến công quốc gia là 1.692 triệu đồng. Hoạt động khuyến công của tỉnh chủ yếu là đào tạo nghề, phát triển nghề và nâng cao tay nghề. Từ năm 2005-2009, có 107 cơ sở sản xuất CN-TTCN được hỗ trợ từ kinh phí khuyến công, có 5.845 lao động được đào tạo nghề, truyền nghề, phát triển nghề và nâng cao tay nghề. 70% số lao động sau đào tạo nghề đều có việc làm với mức thu nhập bình quân từ 800.000-1,2 triệu đồng/người/tháng.
Hoạt động khuyến công đã huy động được nguồn lực trong nước, tham gia đầu tư phát triển sản xuất, số cơ sở sản xuất trong tỉnh tăng bình quân 1,97%/năm, đào tạo được lao động có tay nghề, đủ khả năng tham gia vào lĩnh vực sản xuất CN-TTCN, giải quyết khó khăn về lao động cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn; hỗ trợ thiết thực một số cơ sở sản xuất, tạo việc làm cho số lao động nông nhàn có thu nhập ổn định. Để phát triển hoạt động khuyến công tỉnh đã ưu tiên dành đất cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn với qui mô lớn gồm 8 khu công công nghiệp và 17 cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố với tổng diện tích trên 2,123 ha. Trong thời gian qua, các cơ sở sản xuất, các dự án đầu tư trên địa bàn đều được hưởng chế độ ưu đãi về đất đai, nhờ đó các nhà đầu tư rút ngắn được thời gian và nâng cao hiệu quả của dự án đầu tư.
Qua đó góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn với tốc độ tăng trưởng cao. Thông qua hoạt động khuyến công nhiều xã ở địa bàn vùng sâu, vùng xa trước đây chưa có kinh tế công nghiệp đã hình thành một số ngành nghề cơ khí, điện, chế biến nông lâm sản... Đặc biệt ở những địa phương có thuận lợi, có nghề truyền thống đã khai thác, phát huy trở thành thế mạnh. Qua đây nhiều tiềm năng, lợi thế về nông lâm thổ sản, lao động, vốn, kỹ thuật được phát huy. Nhiều địa phương tỷ trọng CN-TTCN đã chiếm trên 50% giá trị kinh tế, mang lại hiệu quả cao trong xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, giải quyết việc làm.
Ông Trần Thế Kỳ, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: Để nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến công, đáp ứng yêu cầu phục vụ một cách tốt nhất cho sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, phấn đấu tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn là 28%/năm cho thời kỳ 2010-2010; tỉ trọng công nghiệp nông thôn chiếm 65-70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh. Hỗ trợ đổi mới dây chuyền công nghệ, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm; sử dụng nguyên liệu tại chỗ và sử dụng nhiều lao động; hỗ trợ lập qui hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp; hỗ trợ hình thành các làng nghề sản xuất CN-TTCN trên địa bàn, phấn đấu mỗi địa phương sẽ có ít nhất một làng nghề được thành lập. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công. Tiếp tục củng cố mạng lưới khuyến công bao gồm các cán bộ khuyến công chuyên trách từ tỉnh đến xã.
Ngoài ra, cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền cho công tác khuyến công để tạo được sự thống nhất về nhận thức và tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi của các cấp, các ngành và toàn xã hội, tạo điều kiện cho hoạt động khuyến công ngày càng mở rộng và nâng cao hiệu quả.
Các doanh nghiệp (DN) của Trung Quốc đang ra sức “vét” gạo VN. Còn DN trong nước đang lo lắng trước nhu cầu gạo tăng đột biến từ nước này.
Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 6-4-2010 của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010 đã giao cho Ngân hàng Nhà nước: Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đánh giá thực trạng hoạt động của từng tổ chức tín dụng và của toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng để có phương án xử lý kịp thời khi cần thiết.
Hiệp hội Thép (VSA) dự báo, thép sẽ bình ổn về giá trong tháng 8 nhưng có thể tăng trong tháng 9.
Chỉ khi giá sữa tăng 20% cơ quan quản lý mới có thể xử lý. Quy định như vậy nên các hãng sữa cứ tăng giá đều đặn miễn là không quá 20%/lần.
Hiệp hội Ðiều Việt Nam cho biết, trong bảy tháng đầu năm, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu hạt điều trong nước đã mua 417 tấn hạt điều nguyên liệu (mua trong nước 300 nghìn tấn và nhập khẩu 117 nghìn tấn), chế biến và xuất khẩu hơn 98 nghìn tấn nhân điều, đạt kim ngạch hơn 528 triệu USD.
Ngày 7-8, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng cùng đoàn công tác Chính phủ gồm đại diện nhiều bộ, ngành đã có buổi làm việc tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin)