Phân bón do Việt Nam sản xuất có thế mạnh xuất khẩu sang Myanmar.
Tiếp sau thành công từ chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Myanmar và Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Myanmar diễn ra vào đầu tháng 4-2010, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, tìm hiểu đầu tư, xuất khẩu hàng hóa vào Myanmar. Nền kinh tế của quốc gia có 59 triệu dân này đang tạo ra nhiều cơ hội để hàng hóa Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị phần.
Myanmar mở cửa thị trường
Với hơn 70% dân số tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế Myanmar phát triển dựa vào nông nghiệp - lĩnh vực đóng góp 40% GDP. Với những chính sách mở cửa hiện nay, nền kinh tế của Myanmar đang có những bước đi tương đối giống kinh tế Việt Nam cách đây 15 - 20 năm. Đây cũng là lý do thúc đẩy DN Việt Nam đặt nền móng khai phá thị trường mới, nhiều tiềm năng này.
Tại Hội thảo “Giải pháp hỗ trợ xuất khẩu sang thị trường Myanmar” do Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC) vừa tổ chức vào đầu tháng 8-2010, ông Nguyễn Anh Ngọc, Phó Giám đốc ITPC, cho biết, Myanmar đang chuyển đổi kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường. ITPC đã tổ chức 2 chuyến cho các DN TPHCM sang Myanmar khảo sát thị trường.
Quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam - Myanmar đã có nhiều bước tiến tích cực trong những năm gần đây. Năm 2009, Việt Nam đứng thứ 14 trong số những nhà xuất khẩu hàng hóa vào Myanmar.
Việt Nam đứng thứ 12 trong số các nước nhập khẩu từ Myanmar, chủ yếu là hàng nông, lâm, thủy sản, đá quý dạng thô.
Tận dụng tốt quan hệ thương mại ASEAN
Với chính sách mở cửa, Chính phủ Myanmar cũng đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong bước đầu thay đổi để thu hút đầu tư, xuất nhập khẩu từ Việt Nam. Bà Thân Thị Thảo, Trợ lý Tổng Lãnh sự Myanmar tại TPHCM, cho biết, việc xin visa vào Myanmar hiện nay tương đối dễ dàng. Đối với visa thương mại dành cho thương nhân đi lại thường xuyên, Chính phủ Myanmar sẽ xem xét, giảm thủ tục, không cần xin nhiều lần.
Hiện tại, hoạt động du lịch giữa hai nước đang tiến triển tốt, nhiều DN du lịch lớn tại Myanmar đang đẩy mạnh hợp tác kinh doanh với các công ty du lịch Việt Nam.
Sản xuất trong nước của Myanmar chỉ mới đáp ứng được 10% nhu cầu, tất cả các ngành hàng đều thiếu. Riêng điện thắp sáng thiếu nghiêm trọng. Chính phủ Myanmar đã cho phép thành lập doanh nghiệp nước ngoài 100% tại Myanmar, tuy nhiên, thủ tục thành lập công ty khá nhiêu khê, thời gian hoàn thành hồ sơ pháp lý mất 4-6 tháng. Hệ thống ngân hàng tại Myanmar còn yếu, chỉ có 4 ngân hàng chuyên doanh và 28 ngân hàng nhỏ.
Đại diện Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) chia sẻ, việc thanh toán tại thị trường Myanmar vẫn còn nhiều rủi ro. Trong lần đầu ký kết, DN nên thỏa thuận với khách hàng thanh toán bằng phương thức L/C (ngân hàng thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu hàng hóa, sẽ trả tiền trong thời gian quy định).
Cũng chia sẻ kinh nghiệm khi vận chuyển hàng hóa xuất khẩu sang Myanmar, ông Trần Huy Hiền, Phó Tổng Giám đốc Công ty Sotrans, Tổng Thư ký Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam, khuyến cáo DN chỉ nên xếp hàng lên tàu khi đối tác nhập khẩu bên Myanmar thông báo đã có giấy phép nhập khẩu.
ATIGA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, thay thế Hiệp định chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung để thực hiện Khu vực thương mại tự do ASEAN- CEPT/AFTA) có hiệu lực từ ngày 17-5-2010. Về tự do hóa thuế quan, theo ATIGA, các nước ASEAN sẽ xóa bỏ thuế quan đối với phần lớn các mặt hàng, trừ nông sản chưa chế biến đưa về 0%-5%. Đối với nhóm 4 nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam đưa thuế suất về 0%-5% đối với các mặt hàng thuộc danh mục cắt giảm từ 1-1-2009 và sẽ đưa về 0% từ 1-1-2015. Đặc biệt, thuế suất đối với nông sản chưa qua chế biến sẽ giảm xuống 0% vào năm 2013. Bộ Công thương cũng lưu ý các DN xuất khẩu nên làm sẵn C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) mẫu D để khách hàng nhập khẩu được hưởng những ưu đãi theo cam kết. Đây là cơ sở để giúp các DN Việt Nam cạnh tranh giá tốt hơn. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu 8,7 tỷ USD hàng hóa vào ASEAN nhưng chỉ mới có 20% C/O mẫu D. |
Theo SGGP
(HBĐT) - KCN Lương Sơn do Công ty CP Bất động sản An Thịnh làm chủ đầu tư có quy mô 230 ha, trong đó đã hoàn thành đầu tư hạ tầng giai đoạn 1, thu hút được 18 dự án đầu tư với số vốn đăng ký đầu tư trên 7 triệu USD và 840,848 tỷ đồng, trong đó có 4 dự án đầu tư nước ngoài.
(HBĐT) - Đến trung tuần tháng 7, toàn tỉnh đã trồng được 5.879 ha rừng đạt 73,4% kế hoạch.
Ngân hàng (NH) thực hiện chuyển tiền cho khách hàng nhưng lại không cam kết khi nào tiền đến tay người nhận mặc dù đã có hệ thống thanh toán điện tử liên NH. Tình trạng trên xảy ra khá phổ biến tại nhiều nơi khiến không ít người lỡ công việc, mất cơ hội làm ăn...
Từ tháng 2-2009 đến nay, mặc dù người tiêu dùng liên tục phản ứng trước tình trạng giá các mặt hàng sữa nhập khẩu tăng quá cao (tăng sáu lần), song các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp xử lý hiệu quả...
Các doanh nghiệp (DN) của Trung Quốc đang ra sức “vét” gạo VN. Còn DN trong nước đang lo lắng trước nhu cầu gạo tăng đột biến từ nước này.
Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 6-4-2010 của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010 đã giao cho Ngân hàng Nhà nước: Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đánh giá thực trạng hoạt động của từng tổ chức tín dụng và của toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng để có phương án xử lý kịp thời khi cần thiết.