Đó là lời khuyên của các chuyên gia kinh tế cho các doanh nghiệp (DN) VN trước cơn bão hàng hóa nhập khẩu ngày càng nhiều theo xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu

 

Trong những năm qua, DN xuất khẩu VN nhiều lần đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của các DN nước ngoài. Trong đó nhiều vụ gây khó khăn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trong nước.

 
Theo thời gian, các DN ít nhiều đã có kinh nghiệm để giải quyết các vụ việc trên. Tuy nhiên, có một lưu ý quan trọng mà các DN trong nước chưa quan tâm là gần đây, trong quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa  trên thị trường nội địa, DN còn vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với hàng hóa  nhập khẩu.
 
Và không loại trừ khả năng, phía nước ngoài có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá, bán hàng hóa  được trợ cấp hoặc lợi dụng thời cơ ồ ạt tràn vào thị trường nội địa, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN trong nước.
 
Vì vậy, để bảo vệ chính mình, các cơ quan quản lý, chuyên gia kinh tế cùng các hiệp hội ngành hàng, DN cần có đầy đủ thông tin về việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến ngành mình, từ đó có bước chuẩn bị để chủ động phòng vệ thương mại khi cần thiết.
 
“Bởi hiện nay, hiểu biết về quyền sử dụng, thủ tục, kỹ năng, công cụ... liên quan về lĩnh vực này ở VN vẫn còn hạn chế” – bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), nhận xét.
 
Tại một cuộc hội  thảo mới đây do Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương phối hợp cùng dự án Mutrap III tổ chức bàn về các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh Vũ Bá Phú lưu ý các DN: “Khi nhận thấy hàng nhập khẩu vào nước ta có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, DN nên liên hệ với Cơ quan Chống bán phá giá (Bộ Công Thương) để yêu cầu điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa  nhập khẩu”.
 
 
                                                                                 Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch trên địa tỉnh tháng 7/2010 ước đạt 457 tỷ đồng
Nhiều hộ dân xã Ngòi Hoa khai thác diện tích mặt hồ, nuôi cá lồng đem lại hiệu quả kinh tế
Phân bón do Việt Nam sản xuất có thế mạnh xuất khẩu sang Myanmar.

Lắp đặt an toàn máy phát tua-bin khí số 1 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2

Tại Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2, Công ty cổ phần LILAMA 45.1, thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam) đã đưa vào vị trí lắp đặt an toàn máy phát tua-bin khí số 1 nặng 325 tấn, đây là một trong những thiết bị nặng siêu trường siêu trọng đã được lắp đặt an toàn.

"Kinh tế ở Đông Nam Á đang hồi sinh khả quan"

Nhật báo “Bưu điện Bangkok” ra ngày 9/8 đăng bài viết của một hãng tin phương Tây nói rằng các con hổ kinh tế - từ Myanmar đến Việt Nam - đã và đang phục hồi sức mạnh.

Ngành công nghiệp sữa của Trung Quốc từng "chao đảo" bởi vụ bê bối cuối năm 2008

Ảnh hưởng từ thị trường thế giới, giá vàng miếng trong nước sáng nay giảm nhẹ 5.000 đồng/chỉ nhưng vẫn giữ mức trên 2,8 triệu đồng/chỉ. Ngược lại, giá USD tự do trên phố Hà Trung (Hà Nội) “đứng im” ở mức 19.230 VND.

Hoạt động khuyến công thúc đẩy phát triển CN-TTCN nông thôn

(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Nghị định 134/2004/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, hoạt động khuyến công đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh ta...

KCN Lương Sơn có 7 dự án đi vào sản xuất kinh doanh

(HBĐT) - KCN Lương Sơn do Công ty CP Bất động sản An Thịnh làm chủ đầu tư có quy mô 230 ha, trong đó đã hoàn thành đầu tư hạ tầng giai đoạn 1, thu hút được 18 dự án đầu tư với số vốn đăng ký đầu tư trên 7 triệu USD và 840,848 tỷ đồng, trong đó có 4 dự án đầu tư nước ngoài.

Toàn tỉnh: Trồng mới 5.879 ha rừng

(HBĐT) - Đến trung tuần tháng 7, toàn tỉnh đã trồng được 5.879 ha rừng đạt 73,4% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục