Gia đình chị Bùi Thị Lân ở xóm Tiện, xã Thung Nai huyện Cao Phong chưa tìm được nơi ở mới

Gia đình chị Bùi Thị Lân ở xóm Tiện, xã Thung Nai huyện Cao Phong chưa tìm được nơi ở mới

(HBĐT) - Dự án đường dây 500 kv Sơn La- Hòa Bình- Nho Quan và đường dây 500 kv Sơn La - Hiệp Hòa là hai công trình trọng điểm cấp Quốc gia nằm trong chương trình phát triển điện giai đoạn 2006- 2010 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Theo tiến độ, công trình phải hoàn thành trong tháng 8/2010 để kịp đóng điện xung kích chuẩn bị cho việc hòa lưới truyền tải điện từ Nhà máy thủy điện Sơn La đến trung tâm phụ tải. Tuy nhiên đến nay, việc giải phóng mặt bằng ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong vẫn chưa hoàn thành. Nhiều hộ dân còn “loay hoay” chưa biết tái định cư ở đâu? 

 

Mong có tái định cư

 

Xóm Tiện, xã Thung Nai có 10 hộ có nhà ở và đất canh tác nằm trong hành lang đường điện 500kv phải di dời. Các cột điện đã  dựng xong từ lâu và dây chuẩn bị kéo nhưng các hộ vẫn chưa di rời khỏi khu vực an toàn. Chị Bùi Thị Nọi, ở xóm Tiện cho biết: Gia đình tôi có đất thổ cư, ngôi nhà sàn và vườn cây ăn  quả với tổng diện tích trên 1.500 m2. Sau khi kiểm đếm đền bù đất, tài sản trên đất và hỗ trợ di dời là 228 triệu đồng.  Gia đình tôi phải tự tìm nơi tái định cư. Tuy chưa nhận tiền đền bù, nhưng tìm mãi vẫn chưa mua được để làm nhà. Nhiều hộ trong xóm biết chúng tôi được đền bù nên đòi giá cao. Với số tiền đền bù này thì để dựng một căn nhà và ổn định chỗ ở cho cả gia đình 6 khẩu là rất khó khăn.  Cũng như nhà chị Nọi, gia đình anh Bùi Văn Huân và chị Bùi Thị Lân có 1.200 m2 đất vườn, nhà ở. Gia đình anh chị bị thu hồi đất và nhà để kéo đường dây 500kv. Theo đơn giá được đền bù và hỗ trợ di dời 120 triệu đồng. Chị Lân cho biết: với giá này thì chúng tôi chỉ mua được đất chứ khó có thể dựng được nhà để ở nên chúng tôi chưa nhận tiền đền bù. Phần thiệt thòi nhất trong các hộ phải kể đến gia đình anh Bùi Văn Phận có tổng diện tích nhà và đất vườn 1.500 m2 nhưng chỉ được đền bù 80 triệu đồng. Anh Bùi Văn Huy, Trưởng xóm Tiện cho biết: Việc di dời nhà cửa để kéo đường dây 500kv chúng tôi đều chấp hành. Vì đây là công trình quốc gia quan trọng của đất nước, nhưng các hộ trong xóm thấy mức giá đền bù đất và tài sản thấp nên chưa muốn di dời. Hầu hết các hộ đều mong muốn tiền đền bù mua được mảnh đất và ổn định chỗ ở như nơi ở cũ.

 

Dần “gỡ khó”

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Xuân Hà, Phó trưởng phòng TN-MT huyện Cao Phong cho biết: Đường dây 500 kv hầu hết là đi qua các vùng đồi núi, vùng khó khăn. Những vùng này có mức giá đền bù thấp hơn vùng có điều kiện thuận lợi. Triển khai GPMB đường dây 500 kv chúng tôi đều áp đúng mức giá đền bù đất và tài sản trên đất theo Quyết định 16 QĐ-UBND, Quyết định 40/QĐ-UBND tỉnh và Quyết định 385 của UBND huyện Cao Phong. Quả thực mức giá này so với giá đất thị trường có phần thấp hơn nên các hộ thấy thiệt thòi chưa nhận tiền đền bù. Trước khi thu hồi đất các hộ đều cam kết tự lo tái định cư không cần tái định cư tập chung. Nhưng do thấy giá đền bù thấp khó có thể mua đất tái định cư nên các hộ đòi hỏi tái định cư. Để giải quyết vướng mắc này chúng tôi đề xuất chủ đầu tư, UBND huyện xây dựng tái định cư tập chung trong thời gian tới.

 

Cũng như huyện Cao Phong ông Nguyễn Sĩ Loan, Phó Chủ tịch Hội đồng GPMB thành phố Hòa Bình cho biết: Vừa qua UBND thành phố Hòa Bình đã ký quyết định xây dựng khu tái định cư tập chung cho các hộ nằm trong diện GPMB đường dây 500kv để các hộ nhanh chóng ổn định cuộc sống.

 

 

                                                                                        Việt Lâm

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục