Chiều 10/8, 5.800 mét khối xăng máy bay Jet A1 do nhà máy lọc dầu Dung Quất sản xuất đã được Công ty BP Singaapore Pte.Ltd thuộc Tập đoàn Dầu khí BP (Anh) tiếp nhận để đưa sang tiêu thụ tại Singapore.

 

Đại diện tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết, đây cũng là lần đầu tiên nhiên liệu bay Jet A1 trong nước được xuất bán thay vì trước đây loại xăng này phải nhập khẩu.

Tàu của Tập đoàn Dầu khí BP tiếp nhận lô sản phẩm xăng máy bay Jet A1 từ nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: Trí Tín.

Ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn cho biết, trung bình mỗi năm, nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) sẽ sản xuất khoảng trên 6 triệu tấn sản phẩm xăng, dầu các loại. Trong đó, tùy theo nhu cầu thị trường, nhà máy sẽ điều tiết sản xuất khoảng 200.000 đến 400.000 tấn sản phẩm xăng máy bay Jet A1.

“Hiện sản phẩm xăng máy bay này đã được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế ASTM của Mỹ và tiêu chuẩn DEFSTAN của Anh. Việc Tập đoàn BP quyết định mua xăng Jet A1 ngay từ lô sản phẩm đầu tiên của nhà máy lọc dầu Dung Quất đã chứng minh mặt hàng đặc chủng này đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế”, ông Giang nói.

Hiện Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airline) cũng bắt đầu xúc tiến việc đàm phán với Công ty lọc- hóa dầu Bình Sơn để mua sản phẩm Jet A1 cung cấp cho các máy bay dân dụng trong nước và các hãng hàng không quốc tế có đường bay đến Việt Nam.

Từ tháng 2/2009, kể từ khi đưa vào hoạt động đến nay, nhà máy đã nhập 67 lô dầu thô với tổng khối lượng 5,3 triệu tấn, sản xuất được khoảng 4,4 triệu tấn sản phẩm đạt chất lượng và xuất bán ra thị trường.

 

                                                                     Theo VnExpress

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch trên địa tỉnh tháng 7/2010 ước đạt 457 tỷ đồng
Nhiều hộ dân xã Ngòi Hoa khai thác diện tích mặt hồ, nuôi cá lồng đem lại hiệu quả kinh tế

Tiếp cận thị trường Myanmar

Tiếp sau thành công từ chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Myanmar và Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Myanmar diễn ra vào đầu tháng 4-2010, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, tìm hiểu đầu tư, xuất khẩu hàng hóa vào Myanmar. Nền kinh tế của quốc gia có 59 triệu dân này đang tạo ra nhiều cơ hội để hàng hóa Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị phần.

Lắp đặt an toàn máy phát tua-bin khí số 1 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2

Tại Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2, Công ty cổ phần LILAMA 45.1, thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam) đã đưa vào vị trí lắp đặt an toàn máy phát tua-bin khí số 1 nặng 325 tấn, đây là một trong những thiết bị nặng siêu trường siêu trọng đã được lắp đặt an toàn.

"Kinh tế ở Đông Nam Á đang hồi sinh khả quan"

Nhật báo “Bưu điện Bangkok” ra ngày 9/8 đăng bài viết của một hãng tin phương Tây nói rằng các con hổ kinh tế - từ Myanmar đến Việt Nam - đã và đang phục hồi sức mạnh.

Ngành công nghiệp sữa của Trung Quốc từng "chao đảo" bởi vụ bê bối cuối năm 2008

Ảnh hưởng từ thị trường thế giới, giá vàng miếng trong nước sáng nay giảm nhẹ 5.000 đồng/chỉ nhưng vẫn giữ mức trên 2,8 triệu đồng/chỉ. Ngược lại, giá USD tự do trên phố Hà Trung (Hà Nội) “đứng im” ở mức 19.230 VND.

Hoạt động khuyến công thúc đẩy phát triển CN-TTCN nông thôn

(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Nghị định 134/2004/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, hoạt động khuyến công đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh ta...

KCN Lương Sơn có 7 dự án đi vào sản xuất kinh doanh

(HBĐT) - KCN Lương Sơn do Công ty CP Bất động sản An Thịnh làm chủ đầu tư có quy mô 230 ha, trong đó đã hoàn thành đầu tư hạ tầng giai đoạn 1, thu hút được 18 dự án đầu tư với số vốn đăng ký đầu tư trên 7 triệu USD và 840,848 tỷ đồng, trong đó có 4 dự án đầu tư nước ngoài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục