Nếu có nơi nào chứng kiến sự đổi thay của hàng Việt rõ ràng nhất thì đó chính là các siêu thị. Khác với sự áp đảo của hàng ngoại những ngày đầu siêu thị mở cửa, ngày nay tỉ lệ hàng Việt trong kênh bán lẻ hiện đại này đã lên tới 70-95%.

Hàng quần áo trẻ em do VN sản xuất hiện chiếm 95% tại nhiều siêu thị - Ảnh: N.B.

Sự gia tăng mạnh mẽ của hàng Việt những năm gần đây không chỉ có được từ sự ưu tiên mà chính bằng chất lượng đảm bảo, mẫu mã đa dạng, bắt kịp thị hiếu tiêu dùng.

Giành từng centimet

Hợp tác siêu thị với nhà sản xuất

Thời gian qua Big C hợp tác cùng với các doanh nghiệp, nhà sản xuất, hợp tác xã và nông dân trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng tiêu dùng cũng như nông sản. Bản thân siêu thị hướng dẫn, phổ biến các quy định, yêu cầu về tổ chức, quản lý hàng hóa hệ thống mã vạch, công bố chất lượng, giấy phép đăng ký... để hàng hóa của những cơ sở này đủ điều kiện vào siêu thị.

Gần đây nhất, Big C đã có buổi gặp gỡ với khoảng 100 nhà sản xuất vừa và nhỏ tại Nghệ An và đã ký hợp đồng cam kết mua sản phẩm trị giá 13 tỉ đồng. Trong khi đó, Saigon Co.op đầu tư khoảng 15 tỉ đồng cho các hợp tác xã của Lâm Đồng để trồng rau củ quả an toàn, theo tiêu chuẩn VietGap...

95% thực phẩm đang được bày bán trong các siêu thị của hệ thống Co.op Mart là hàng Việt và ở ngành phi thực phẩm là 90%. Đây là số liệu trong bảy tháng đầu năm 2010 vừa được hệ thống siêu thị Co.op Mart báo cáo lên Sở Công thương TP.HCM. Bà Bùi Hạnh Thu - phó tổng giám đốc Saigon Co.op - cho biết hàng Việt được hiểu là hàng sản xuất tại VN bao gồm của các cơ sở trong nước, công ty liên doanh, sản phẩm do người VN sản xuất trên lãnh thổ VN.

“Khác với sự lấn lướt của hàng ngoại những năm trước, tỉ trọng hàng nội tăng dần cùng thời gian, trong nhiều nhóm hàng, hàng Việt còn đóng vai trò chủ đạo. Chẳng hạn ở ngành vải sợi, 95% quần áo trẻ em, trung niên, giới trẻ đều là hàng nội, hàng ngoại chỉ xuất hiện ở dòng áo thun nam, trong khi trước đây cơ cấu ngành hàng này 40% là hàng ngoại”, bà Thu cho hay.

Tại hệ thống siêu thị Big C, sự chuyển dịch trong ngành vải sợi cũng rõ nét. Đại diện bộ phận thu mua của hệ thống Big C cho biết rất nhiều cơ sở may mặc chuyên gia công hoặc chuyên xuất khẩu trước đây nay quay lại thị trường nội địa.

Theo ông Nguyễn Xuân Hải, giám đốc Big C VN, 95% hàng hóa tại siêu thị là hàng nội, trong đó 40% doanh số đến từ hàng VN chất lượng cao. “Đây là những nhà sản xuất tiên phong trong cải tiến công nghệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như đầu tư chăm chút bao bì, nhãn mác” - ông Hải nhận xét.

Không chỉ tự nâng cấp về chất lượng, giá cả, mẫu mã, hàng Việt còn chiếm ưu thế nhờ đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Nhờ đó, không ít mặt hàng trước phải nhập khẩu nay đã được thay thế hoàn toàn bằng hàng nội địa. Điều này thấy rõ rệt nhất ở nhóm bánh kẹo, thực phẩm đông lạnh, chế biến công nghệ. Những hộp bánh quy xuất xứ Thái Lan, Malaysia, Indonesia... từng lấn lướt trên quầy kệ bây giờ đã thu hẹp diện tích và nhường chỗ cho thương hiệu trong nước như Kinh Đô, Bibica, Hải Hà...

Nỗ lực phải từ hai phía

Theo các nhà bán lẻ, để hàng Việt chiếm lĩnh thị trường thì việc liên kết giữa nhà sản xuất và phân phối là yếu tố cơ bản nhất. Thời gian qua các nhà bán lẻ đã chủ động hợp tác cùng với các doanh nghiệp, nhà sản xuất, hợp tác xã và nông dân trong việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm hàng tiêu dùng cũng như nông sản. Nhưng doanh nghiệp không thể trông mãi vào sự ưu tiên của nhà bán lẻ mà phải tìm chỗ đứng trên thị trường bằng chính chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp...

Dạo quanh một vòng các siêu thị dễ nhận thấy những mặt hàng như đồ chơi trẻ em, điện máy, điện tử, mỹ phẩm... sản phẩm giá trị cao, doanh thu lớn hiện nay đều là ngoại nhập. Ông Hải cho biết nếu xét về số lượng nhà cung cấp trong một nhóm hàng thì hàng nội luôn chiếm ưu thế, còn hàng ngoại chỉ có vai trò làm phong phú chủng hàng, tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo ông Hải, một trong những điểm yếu nhất của doanh nghiệp trong nước là hệ thống hậu cần (logistic). “Do tính chất mạng lưới siêu thị trải đều ba miền, việc vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp trong nước khá khó khăn, đặc biệt với nhóm hàng đông lạnh công tác hậu cần kém dẫn đến giá cả đội lên khi về các tỉnh. Trong khi đó, một số doanh nghiệp nhỏ trong quá trình đàm phán về nguồn hàng còn hạn chế vì sản xuất quy mô nhỏ nên khó đảm bảo giá tốt đến tay người tiêu dùng”, ông Hải nói.

Bên cạnh đó, đại diện nhiều siêu thị cũng cho rằng nhiều sản phẩm hàng nội gần như 10 năm vẫn không cải tiến mẫu mã, vỏ chai hay đơn giản là hình ảnh bao bì sản phẩm, trong khi các sản phẩm ngoại nâng cấp hình ảnh hằng ngày, hằng tháng dù thực chất “vẫn là rượu cũ”. Ngoài ra, việc đáp ứng nhu cầu thị trường thông qua đa dạng hóa sản phẩm cũng là điều doanh nghiệp cần lưu ý.

Ở góc cạnh khác, nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng để đưa hàng vào siêu thị không hề dễ dàng. Giám đốc một công ty thực phẩm cho biết mặc dù đầy đủ các tiêu chí theo yêu cầu của siêu thị, nhưng hàng vẫn không vào được với lý do “hết diện tích trưng bày”.

                                                                                  Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục