Nguồn vốn đầu tư tại các KCX-KCN TPHCM đã có sự đổi chiều ngoạn mục: Vốn trong nước cao hơn hẳn so với vốn đầu tư nước ngoài

 

Thông tin từ Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM (Hepza) cho biết dù tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài (FDI) có sự tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm trước, nhưng nguồn vốn FDI đổ vào các KCN vẫn thấp hơn nhiều so với nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước.

Chế biến hải sản xuất khẩu tại Công ty Hai Thanh, KCN Hiệp Phước - TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY

 
Giảm dự án thâm dụnglao động
 
Theo Ban Quản lý Hepza, từ đầu năm đến nay, nguồn vốn FDI chỉ đạt 136,3 triệu USD với 13 dự án FDI đang được cấp giấy chứng nhận đầu tư và 14 dự án FDI đang hoạt động được đầu tư nâng cấp. Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trong nước đổ vào các KCN xấp xỉ 297 triệu USD. Chỉ tính riêng 7 tháng gần đây, đã có 35 dự án của doanh nghiệp VN được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn 235 triệu USD, chưa kể 19 dự án khác đang hoạt động, tăng vốn gần 62 triệu USD. Có thể thấy dòng vốn nội chảy vào các KCX-KCN đã tăng gần gấp đôi so với vốn ngoại trong vòng 7 tháng đầu năm nay. Tính chung sau 5 năm, trong tổng số khoảng 2,1 tỉ USD đổ vào các KCX-KCN, vốn nội đã chiếm tới 1,321 tỉ USD.
 
Lý giải hiện tượng trên, ông Nguyễn Tấn Phước, Phó Ban Quản lý Hepza, nói: “Ngoài việc chịu ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới toàn cầu dẫn đến giảm sút mạnh nguồn vốn FDI, còn có một nguyên nhân khác là những năm gần đây, các dự án thâm dụng lao động, trình độ công nghệ thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng cũng như ô nhiễm môi trường, không còn được TP khuyến khích, chỉ ưu tiên các dự án công nghệ cao, sạch, thân thiện với môi trường”.
 
Trong khi đó, các nhà đầu tư trong nước lại khá nhanh nhạy nên họ tranh thủ trong thời gian khủng hoảng để đầu tư thêm và mở rộng nâng cấp các dự án tại các KCN.
 
Tiếp tục thu hút vốn FDI
 
Tính đến thời điểm này, tại các KCX-KCN TPHCM đã có gần 1.200 dự án được cấp phép và thực hiện, trong đó khoảng 710 dự án có vốn đầu tư trong nước và 447 dự án FDI. Hiện tại có thêm 7 KCN vừa được thành lập, mục tiêu đặt ra trong 5 năm tới là TP phải có nhiệm vụ khai thác tối thiểu 50% đối với mặt bằng này. Theo đó, nguồn vốn huy động tại các KCX-KCN TPHCM phải đạt 2 tỉ USD, riêng FDI phải đạt phân nửa trong số đó.
 
Cũng theo ông Phước, thời gian qua, các dự án đầu tư vào các KCN ở TPHCM đi đúng hướng, đúng trọng điểm. Trong 13 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép thì phần lớn vào các lĩnh vực: điện tử, cơ khí, gia dụng, nhựa cao cấp... vốn là các lĩnh vực được phép khuyến khích đầu tư.
 

Phía Hepza cho rằng khó khăn lớn nhất trong việc thu hút FDI đổ vào các KCN là vấn đề về cơ sở hạ tầng bên ngoài, giao thông, luân chuyển chưa thực sự tốt; diện tích đất đai tại các KCN cũng gần như đã bị lấp đầy, giá cho thuê đất còn cao, thủ tục hành chính còn chậm và cơ chế đền bù giải tỏa chưa thực sự hợp lý... Bên cạnh đó, sự thiếu hụt nguồn điện cũng là một trong những nguyên nhân làm các nhà đầu tư nước ngoài ngán ngại khi quyết định bỏ vốn đầu tư.

 
Một số nhà đầu tư nhận định rằng để thu hút các dự án FDI có chọn lọc và đi vào chiều sâu như hiện nay, các vướng mắc trên cần được giải quyết tốt, đồng thời các chính sách ưu đãi về thuế đối với các dự án đầu tư mới và mở rộng khi vào các KCX-KCN ở TPHCM phải được cải thiện hơn. Lúc đó, nguồn vốn từ các dự án FDI mới có khả năng tăng trở lại.
 
 
                                                                                         Theo NLĐ

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục