Đông đảo học viên trường Cao đẳng nghề Hòa Bình trong giờ thực hành về hàn điện và chẳng mấy ai mặn mà với nghề nề.
(HBĐT) - Trong khá nhiều năm qua, nhu cầu thực tế của đại đa số doanh nghiệp xây dựng cũng như các chủ xây dựng tư nhân luôn ở tình trạng thiếu trầm trọng nhân công cũng như thợ lành nghề. Nhưng trên thực tế, các trường trung cấp, cao đẳng nghề TW, địa phương trên địa bàn tỉnh ta không thể tuyển sinh nổi dù chỉ một lớp sơ cấp nề hay trung cấp xây dựng.
“Khát” thợ xây.
Trong lĩnh vực xây dựng hiện nay, một trong những bức xúc của các chủ tư nhân đứng ra nhận thầu những công trình có quy mô nhỏ cũng trong tình trạng thiếu lao động triền miên. Chính vì thiếu thợ, đã có nhiều nhà thầu tư nhân bỏ của chạy lấy người. Dũng - một chủ thầu người
Chẳng riêng gì những chủ thầu nơi xa đến. Ngay như những chủ thầu xếp vào loại kỳ cựu có thâm niên trên địa bàn tỉnh như anh Hậu, có tiếng về xây dựng khá nhiều nhà tư nhân trên địa bàn TP Hòa Bình hiện nay cũng còn vài căn hộ đang dang dở, chưa biết đến ngày nào thi công tiếp. Nguyên nhân cũng chỉ vì thiếu thợ xây. Khi được hỏi, anh Hậu than thở, trong nhiều năm trở lại đây, cánh thầu như chúng tôi tìm thợ phụ còn khó khăn nói gì đến tìm thợ xây chính. Theo anh Hậu, nhà tư nhân chậm tiến độ còn đỡ chứ nếu nhận thầu công trình Nhà nước mà không đúng tiến độ có khi còn bị phạt nặng, lỗ là cái chắc. Cũng chính vì điều này mà dù có hàng chục năm làm nghề xây dựng, nhưng anh Hậu cũng chẳng dám nhận thầu thi công những công trình Nhà nước.
Còn đối với công trình xây dựng lớn, đa phần các nhà thầu đều tìm và quy tụ những cánh thợ từcác tỉnh thành lân cận như Phú Thọ, Nam Định, Hà Nam... lên xây dựng. Vậy nên mới có chuyện đến ngày mùa hay lễ, tết, không ngoại trừ công trình tư nhân, Nhà nước, tất thảy đều bị đình trệ. Còn với lao động tỉnh ta, có chăng chỉ ít người đủ tay nghề làm thợ chính còn đâu đa số tập trung làm thợ phụ. Thợ chính mà nghỉ tất nhiên thợ phụ cũng chẳng có nhiều việc để làm.
Theo giới xây dựng, ngày công hiện nay của một thợ chính từ trên 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng/ ngày, tùy vào từng vị trí tay nghề xây hay hoàn thiện. Còn với thợ phụ chỉ vào khoảng trên, dưới 100 ngàn đồng/ ngày. Với thu nhập như vậy, tính ra cả tháng có nghỉ vài ngày cũng trên dưới 3 triệu đồng. Tuy nhiên, người lao động các tỉnh khác có vẻ như rất cần cù, còn với không ít lao động địa phương nhìn chung không mặn mà với nghề này. Nhiều khi làm thợ phụ không đáp ứng yêu cầu thợ chính bị quát mắng thì có khi tức lên đòi bỏ việc.
Trường nghề “đỏ mắt”
Trao đổi với lãnh đạo trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình, được biết, mặc dù hàng năm, nhà trường đều có giới thiệu, tư vấn tuyển sinh các ngành nghề về xây dựng. Thời gian học từ 6 đến 9 tháng, học phí vào khoảng 50.000 đồng/ tháng. Tuy nhiên, từ khi thành lập trường đến nay, nhà trường chưa tổ chức được một lớp nghề về lĩnh vực nề chứ chưa nói đến trung cấp xây dựng. Trên thực tế, mỗi mùa tuyển sinh cũng có một vài em đến đăng ký học nề tại trường Cao đẳng Nghề, nhưng do không đủ số lượng để mở lớp nên nhà trường đành tư vấn cho các em theo học các nghề khác.
Còn đối với trường Cao đẳng Nghề sông Đà, mỗi năm đào tạo được trên dưới 1.200 học viên ra trường với nhiều ngành nghề như điện tử, điện lạnh, sửa chữa ô tô... Tuy nhiên, theo ông Quang Văn Đột, Trưởng phòng Tổ chức trường Cao đẳng Nghề sông Đà, từ năm 1995 đến nay, trường Cao đẳng Nghề sông Đà cũng chưa tuyển sinh nổi một lớp sơ cấp nề, hay trung cấp xây dựng. Có chăng năm 2003, nhà trường đã thực hiện dự án đào tạo duy nhất một lớp sơ cấp nề với trên 200 thanh niên vùng đặc biệt khó khăn cho Sở NN&PTNT tỉnh. Từ đó đến nay, không dưới 3 giáo viên xây dựng mặc dù được đào tạo từ Liên Xô cũ về, được nhà trường bố trí sang làm việc khác, phù hợp với chuyên môn.
Mỗi năm, tỉnh ta có khoảng 1,2 vạn lao động cần qua đào tạo nghề, nhưng trong lĩnh vực xây dựng thực tế ít được trú trọng quan tâm. Đào tạo thợ nề đơn giản và nhanh hơn hơn khá nhiều so với các nghề khác, ra nghề là có việc làm ngay. Tuy nhiên, thực tế đối với ngành nghề công nhân xây dựng hiện giờ khá vất vả. Cộng với thái độ của xã hội hiện ngày càng không coi trọng nghề này, vô hình chung làm cho lực lượng thanh niên, nhất là thanh niên vùng thành thị chẳng thiết tha.
Theo các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn, trong thời gian tới, nếu lao động trong tỉnh không nâng cao tay nghề, cùng với định hướng học nghề quan tâm đến lĩnh vực xây dựng, chắc rằng doanh nghiệp Hòa Bình ngay trên sân nhà sẽ khó cạnh tranh với các doanh nghiệp tỉnh, thành khác cả về chất lượng cũng như tiến độ xây dựng.
Hồng Trung
(HBĐT) - Nỗ lực đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong những năm qua, Ngân hàng NN&PTNT huyện Yên Thuỷ đã xúc tiến mạnh mẽ nhiều hoạt động nhằm đưa vốn về nông thôn, góp phần tạo sức bật cho phát triển KT-XH của địa phương.
(HBĐT) - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-Xh, Kho bạc Nhà nước tỉnh đã tham mưu hiệu quả công tác quản lý, điều hành NSNN trên địa bàn.
Từ ngày 18-8-2010 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỉ giá đồng USD từ mức 18.544 đồng Việt Nam lên 18.932 đồng Việt Nam (tức là, đồng Việt Nam mất giá 2,1% so với USD) và giữ nguyên biên độ ± 3% (1USD = 18.364 – 19.500 VND).
Không chỉ ồ ạt tung ra các chương trình khuyến mãi có giá trị lớn nhằm đẩy mạnh hút vốn vào ngân hàng, một vài NHTM cũng âm thầm tiến hành điều chỉnh tăng lãi suất huy động vượt rào đồng thuận trước đây.
Tỉ giá tăng hơn 2% đã nhanh chóng tác động đến giá cả nhiều mặt hàng. Rau, củ, quả... thì tăng giá “ăn theo”Sau khi Ngân hàng (NH) Nhà nước công bố quyết định điều chỉnh tỉ giá liên NH tăng hơn 2% (từ 18.544 đồng/USD lên 18.932 đồng/USD, áp dụng từ ngày 18- 8) và giữ nguyên biên độ ±3%, thị trường hàng hóa đã có phản ứng bất lợi. Một số mặt hàng như sắt, thép, gas... đã tăng giá và theo nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh tại TPHCM, không ít mặt hàng sẽ tăng giá trong nay mai.
(HBĐT) - 5.307/18.769 người trong độ tuổi lao động không có việc làm. Đó là con số mà phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Sơn vừa thống kê. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện không tuyển được công nhân. Người lao động ở khu vực nông thôn vẫn còn nông nhàn. Chất lượng nguồn nhân lực thấp được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng thất nghiệp và hiệu quả sản xuất chưa cao.