Các khu công nghiệp đã thu hút hàng ngàn lao đôộn địa phương với mức thu nhập ổn định

Các khu công nghiệp đã thu hút hàng ngàn lao đôộn địa phương với mức thu nhập ổn định

(HBĐT) - Các khu công nghiệp của tỉnh thời gian qua đã có thêm luồng sinh khí mới, từ công tác quy hoạch đến việc vận dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư tới việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng… đã tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư.

 

Trên địa bàn tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào các Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với tổng diện tích 1.616 ha. Như vậy, tính trung bình mỗi khu công nghiệp có diện tích 200 ha. Từ bước khảo lập quy hoạch đến quá trình tổ chức xây dựng phát triển các khu công nghiệp luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh cùng với sự phối hợp của các sở ngành địa phương. Thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp đã đưa hoạt động quản lý khu công nghiệp từng bước ổn định, đi vào nền nếp, đặt nền móng cho phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn tới. Việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và được UBND tỉnh phê duyệt là bước khởi đầu quan trọng trong phát triển các khu công nghiệp trong tỉnh.

 

Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư kết cấu hạ tầng của Trung ương cho đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp đã tạo điều kiện cho phát triển các khu công nghiệp của tỉnh. Việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội, xây dựng đường Hồ Chí Minh… đã tạo thế phát triển mới và thu hút đầu tư cho các khu công nghiệp tỉnh. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về các khu công nghiệp, khu kinh tế và khu chế xuất và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc quản lý các khu công nghiệp.

 

Hiện nay, tỉnh đã thu hút được một số doanh nghiệp lớn như: Tổng công ty Sông Đà, Công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long, Công ty Cổ phần Bất động sản An Thịnh… Nhờ đó một số KCN đã có chủ đầu tư. Đặc biệt, KCN Lương Sơn đã cơ bản hoàn thành các hạng mục đầu tư xây dựng hạ tầng giai đoạn 1 và hiện nay đang tiến hành giải phóng mặt bằng để thực hiện đầu tư, mở rộng giai đoạn 2. Một số khu công nghiệp khác cũng đang trong giai đoạn làm thủ tục về đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật.

 

Đến nay có tổng số 43 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp. Riêng Khu công nghiệp Lương Sơn có 15 dự án đầu tư với số vốn đăng ký 13,5 triệu USD và 485,7 tỷ đồng, tại đây đã có 7 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khu công nghiệp Bờ trái Sông Đà cũng đã có 16 dự án đầu tư, với số vốn đăng ký đầu tư 450 tỷ đồng. Các Khu công nghiệp Mông Hóa, Nam Lương Sơn và Lạc Thịnh cũng đang trong giai đoạn thu hút đầu tư và hiện có 13 dự án đăng ký đầu tư. 

 

Tại các hội nghị xúc tiến đầu tư đã có nhiều nhà đầu tư tìm hiểu về các khu công nghiệp của tỉnh. Tôi nghĩ trong thời gian tới, sẽ có nhiều nhà tư vào Hòa Bình, nhất là các khu công nghiệp. Trong tương lai, các khu công nghiệp sẽ giữ vai trò động lực trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. 

 

Tỉnh đang tập trung rà soát sửa đổi quy trình thủ tục, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư. Sửa đổi những quy định còn bất cập, chưa phù hợp liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. Xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch chặt chẽ, rà soát điều chỉnh kịp thời các quy hoạch đã lạc hậu cho phù hợp với thực tế. Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư. Xây dựng danh mục gọi vốn đầu tư giai đoạn 2011 – 2015 và những năm tiếp theo. Tổ chức đối thoại, trao đổi thông tin giữa lãnh đạo tỉnh với các nhà đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu hút và triển khai dự án, đảm bảo sớm đi vào hoạt động.

 

Bên cạnh đó, tỉnh tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá bằng nhiều hình thức: thông qua mạng Internet, báo chí, tổ chức các hội nghị, hội thảo, các đoàn vận động đầu tư, phát hành các ấn phẩm, đĩa CD, tờ gấp để quảng bá thông tin tiềm năng, lợi thế nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính tại trụ sở, các trang web của các ngành. Nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm, tác phong, lề lối làm việc của từng cán bộ, công chức viên chức. Đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư hạ tầng có năng lực, kinh nghiệm. Mỗi khu công nghiệp thu hút một nhà đầu tư lớn làm động lực thu hút các nhà đầu tư khác.

 

Tỉnh ta có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú, đa dạng với trữ lượng và chất lượng cao là điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, luyện kim. Các khu công nghiệp của tỉnh được quy hoạch theo các trục Quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh sẽ tạo điều kiện để vận chuyển hành hóa và giao lưu kinh tế giữa Hòa Bình và các tỉnh khác. Đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh, các doanh nghiệp sẽ khai thác hiệu quả lợi thế so sánh, giảm chi phí và có nguồn nhân lực tốt.

 

Đỗ Quyên

 

Các tin khác

Dự án các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh mang lại nguồn thu ngân sách ổn định cho địa phương
Hoạt động giao dịch tại Ngân hàng NN&PTNT huyện tân Lạc
Giá thủy hải sản tại các chợ ở TPHCM tăng cao.
Không có hình ảnh

Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển sản phẩm ở doanh nghiệp

Nếu như cách đây vài năm, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D - cụm từ thường được dùng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp) vẫn còn rất xa lạ với các doanh nghiệp (DN) Việt Nam thì thời gian gần đây, các DN sản xuất, cung ứng dịch vụ đã bắt đầu chú trọng đến hoạt động này nhằm có thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển của DN.

Nông nghiệp xuất siêu 3,7 tỷ USD trong tám tháng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành nông nghiệp đã xuất siêu khoảng 3,7 tỷ USD trong tám tháng đầu năm nay.

Đà Bắc: Đẩy mạnh công tác phát triển rừng bền vững

(HBĐT) - Huyện vùng cao Đà Bắc có hơn 35 nghìn ha diện tích đất có rừng, trong đó có 25.446,50 ha rừng tự nhiên, hơn 9.700 ha rừng trồng và gần 30 nghìn ha đất trống đồi núi trọc qui hoạch cho lâm nghiệp. Những năm gần đây, phong trào trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp ở Đà Bắc được phát triển mạnh. Cùng với phong trào trồng rừng, công tác BVR&PCCCR cũng đặc biệt được chú trọng.

Nâng cao chất lượng tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn

(HBĐT) - Ban Quản lý dự án xây dựng cơ bản tỉnh Hòa Bình (trước là Trung tâm Tư vấn quản lý dự án và giám sát xây dựng Hòa Bình) hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát kỹ thuật thi công các công xây dựng, đồ án quy hoạch đô thị và phát triển nông thôn, quy hoạch các khu công nghiệp; tư vấn đấu thầu mua sắm hàng hóa thiết bị; tư vấn lập dự án, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật. Tư vấn thẩm định và thẩm tra thiết kế, dự toán công trình dân dung, công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật...

Ngành gỗ vẫn phải nhập khẩu 900 triệu USD gỗ nguyên liệu

Hiện các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu đã ký được hợp đồng đến hết năm 2010. Tuy nhiên, nguyên liệu gỗ trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu sử dụng.

Để hàng hóa tăng giá đột biến, lãnh đạo quận, huyện phải chịu trách nhiệm

Giá cả nhiều mặt hàng đang diễn biến khá phức tạp. TPHCM sẽ đối phó ra sao để bình ổn giá hàng hóa từ nay đến Tết Tân Mão? PV Báo SGGP đã phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng xoay quanh vấn đề này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục