Giá cả nhiều mặt hàng đang diễn biến khá phức tạp. TPHCM sẽ đối phó ra sao để bình ổn giá hàng hóa từ nay đến Tết Tân Mão? PV Báo SGGP đã phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng xoay quanh vấn đề này.

 

Mua hàng bình ổn giá tại Co.opMart Cống Quỳnh ngày 25-8. Ảnh: ĐỨC TRÍ

Rất khó tăng giá bán

- PV: Bà nhận định thế nào về tình hình giá cả trong thời điểm hiện nay?

Phó Chủ tịch UBND TP NGUYỄN THỊ HỒNG: Gần đây, một số phương tiện truyền thông cho rằng giá nhiều mặt hàng sẽ tăng 3% - 12%. Tuy nhiên, qua theo dõi, giá cả thị trường thời gian qua vẫn rất ổn định, nếu không nói là giảm nhẹ so với tháng trước (chỉ số giá tiêu dùng - CPI tháng 8 tại TPHCM tiếp tục giảm 0,25%). Có thể chi phí đầu vào và tỷ giá tăng đã tạo áp lực lớn đối với các doanh nghiệp (DN) trong những tháng cuối năm. Thế nhưng, với sức mua trên thị trường hiện nay, rất khó tăng giá bán. Hơn ai hết, nhà sản xuất và phân phối cần có giải pháp hạn chế tối đa mức tăng giá nhằm bảo vệ sức mua. TP cũng sắp bước vào tháng khuyến mãi nên việc tăng giá bán sẽ càng khó xảy ra.

- Một số siêu thị cho biết, đầu tháng 9 sẽ tăng giá khoảng 300 - 500 mặt hàng. Mức tăng này liệu có ảnh hưởng tới CPI tháng 9? TPHCM sẽ có biện pháp bình ổn giá như thế nào?

Việc điều chỉnh giá, nếu có, chỉ xảy ra ở các nhóm hàng nhập khẩu và hàng hóa có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu. Trong bối cảnh giá nguyên liệu thế giới đang tăng, cộng với những chi phí đầu vào tăng, việc điều chỉnh giá là điều bất khả kháng. TP không thể buộc DN không được tăng giá nếu chi phí đầu vào ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, mức tăng bao nhiêu là hợp lý và giá nhóm hàng nào tăng cần được cân nhắc.

Từ nay đến cuối năm, UBND TP đã chỉ đạo các sở, ngành, quận huyện xây dựng kế hoạch triển khai quản lý giá cả và điều phối hàng hóa. Nếu nơi nào để xảy ra việc giá hàng hóa tăng đột biến, gây bất ổn thị trường, lãnh đạo địa phương đó sẽ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP.

Đối với những mặt hàng thiết yếu, nhất là 8 nhóm hàng lương thực - thực phẩm (gồm gạo - nếp, đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến và rau củ quả), TPHCM đã và đang triển khai việc bình ổn giá từ 2 tháng qua nên hàng hóa đảm bảo cung cầu và giá cả sẽ ổn định đến hết tháng 3-2011. Đồng thời, TPHCM sẽ thực hiện tháng khuyến mãi vào tháng 9, trong khi các nhóm hàng tăng giá (nếu có) dự kiến chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số nhóm hàng nên khả năng sẽ không ảnh hưởng đến CPI của TPHCM trong tháng 9.

- Dư luận lo ngại về việc thịt heo sẽ thiếu trong dịp Tết Tân Mão, TPHCM sẽ cân đối nguồn hàng ra sao?

Tại cuộc họp với các sở, ngành về công tác bình ổn giá năm 2010, tôi đã chỉ đạo Sở Công thương và Sở NN-PTNT rà soát toàn bộ nguồn hàng dự trữ, khả năng đầu tư con giống và gầy dựng đàn heo thịt tại các DN chủ lực. Hai sở này đánh giá mức tiêu thụ của người dân từ nay đến cuối năm để cân đối nguồn hàng. Hiện lượng heo tươi của Vissan và Sagri chiếm khoảng hơn 40% nhu cầu hàng ngày của thị trường TP. Cùng với việc yêu cầu các DN tiếp tục tăng tổng đàn, UBND TP cũng giao cho các đơn vị này đầu tư con giống để phát triển đàn heo. Hy vọng, với những nỗ lực trên, dù dịch heo tai xanh kết thúc vào thời điểm nào, TPHCM vẫn đảm bảo được cung - cầu, kiên quyết không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá trong thời điểm trước trong và sau tết.

Sẽ đưa hàng bình ổn giá đến điểm nóng

- TP có tính đến khả năng dự trữ và phát triển các nguồn hàng khác thay thế mặt hàng thịt heo không, thưa bà?

Tôi cho rằng, dịch heo tai xanh đang làm một số người tiêu dùng e ngại và sẽ chuyển qua dùng các loại thực phẩm khác. Do vậy, cùng với việc đánh giá khả năng cung cầu đối với thịt heo, TP cũng yêu cầu các sở, ngành rà soát tất cả các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như thủy hải sản, gia cầm… để cân đối các nhóm hàng. Nếu cần thiết, TP sẽ hỗ trợ vốn cho các DN đầu tư, mở rộng mạng lưới nuôi trồng và đa dạng hóa mặt hàng phục vụ bữa ăn hàng ngày cho người dân. TP còn yêu cầu các DN tăng lượng hàng, nghiên cứu đa dạng hóa các mặt hàng thực phẩm chế biến cung ứng cho thị trường.

Mua hàng bình ổn giá tại Co.opMart Cống Quỳnh ngày 25-8. Ảnh: ĐỨC TRÍ

- Giá thịt gia cầm trong những ngày qua đang tăng khá cao. Tại một số cửa hàng của các DN bình ổn đã xuất hiện tình trạng người mua gom gà vịt kiếm chênh lệch. TP có biện pháp gì để ngăn chặn?

Đúng là có hiện tượng này. Tôi đã chỉ đạo các sở, DN cùng quận huyện, nơi giá gia cầm tăng, phối hợp đưa hàng dập tắt ngay những điểm nóng. Trong dịp tết vừa qua, TP chỉ đạo cho các DN dùng xe bán hàng lưu động đưa hàng bình ổn đến phục vụ những nơi có dấu hiệu khan hàng, tăng giá và lập tức việc mua bán trở về bình thường. Ngoài ra, do được mùa lúa nên các hộ chăn nuôi và các DN đều tăng tổng đàn lên 30% nên khả năng thịt và trứng gia cầm sẽ không thiếu trong thời gian tới.

- Phó Chủ tịch có thể cho biết tiến độ giải ngân thực hiện chương trình bình ổn giá ra sao? Sau 2 tháng triển khai chương trình, các DN có thực hiện đúng cam kết?

Trong tổng số 380 tỷ đồng hỗ trợ cho các DN bình ổn, TP đã giải ngân 233 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện các cam kết về dự trữ, chuẩn bị nguồn hàng cũng như giá bán của các DN khá tốt. Đối với các đơn vị không thực hiện đúng về cam kết treo băng rôn, đã loại bỏ 161 điểm, bổ sung 352 điểm mới, nâng tổng số điểm bán hàng bình ổn giá lên 2.085. TPHCM cũng sẽ triển khai chuỗi các cửa hàng chuyên bán các mặt hàng bình ổn tại các KCN, KCX và vùng sâu, vùng xa. Khi người dân vào các cửa hàng này có thể mua đủ loại thực phẩm. Đây cũng là cách loại trừ việc tăng giá bất hợp lý ở ngoại thành.

- Điều gì khiến bà quan tâm đặc biệt trong việc thực hiện chương trình bình ổn giá?

Đó là không ngừng theo dõi, kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các cam kết của DN. Cụ thể là tiến độ chuẩn bị, khả năng cung ứng nguồn hàng và giá bán phải luôn thấp hơn giá thị trường 10%.

- Liên quan đến mặt hàng sữa, TPHCM sẽ triển khai việc quản lý và đăng ký giá sữa như thế nào?

Cũng giống như những mặt hàng khác, trước mắt TP sẽ rà soát số lượng các DN đang hoạt động cũng như các sản phẩm họ kinh doanh. Từ đó, TP sẽ hướng dẫn các DN đăng ký giá. Từ nay đến ngày 1-10, chúng ta còn thời gian để kiểm tra thật kỹ mặt hàng này. Tôi cho rằng, sữa là mặt hàng thiết yếu, do vậy Bộ Tài chính yêu cầu các DN đăng ký giá là một bước tiến mới. Đây cũng là cơ sở để giá sữa không thể tăng vô tội vạ như thời gian qua

 

                                                                                       Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch LĐLĐtỉnh tặng hoa chúc mừng Công ty Du lịch Công đoàn Việt Nam
Tại các chợ huyện hàng hóa chủ yếu vẫn là hàng phẩm cấp thấp.
Đường giao thông nông thôn cải thiện đời sống bà con xóm Nà Chiếu xã Cao Sơn(Đà Bắc).

Để các HTX vận tải phát triển

(HBĐT) - Từ năm 1997, Luật Hợp tác xã (HTX) có hiệu lực đã tạo hành lang pháp lý cho các HTX vận tải hoạt động trong điều kiện mới. Nhiều người tham gia vào HTX, mạnh dạn đầu tư vốn, chuyển đổi phương tiện, số lượng HTX vận tải tăng lên. Nhiều tuyến cố định trong và ngoài tỉnh được khai thác, đời sống xã viên từng bước được cải thiện.

Áp dụng bình ổn giá ngay khi hàng hóa thiết yếu tăng giá bất hợp lý

Từ 1/10, khi hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ công bố các biện pháp nhằm bình ổn giá.

Doanh nghiệp nhập khẩu ôtô chùn tay

Hàng loạt những tác động từ chính sách đã khiến giá cả ôtô biến động, thủ tục hải quan khắt khe hơn, mức thuế nộp cao hơn, thời hạn lưu kho dài hơn... Bên cạnh đó là những tác động hậu chính sách khiến các DN chịu rủi ro... Tất cả những điều này đã khiến cho DN nhập khẩu (NK) ôtô chùn tay.

7 tháng, tiết kiệm 131 triệu kWh điện

Theo tin từ Tổng Công ty Điện lực TPHCM, trong 7 tháng đầu năm 2010, kết quả thực hiện sản lượng điện tiết kiệm trên toàn địa bàn thành phố là 131,53 triệu kWh, đạt tỷ lệ 158,10% kế hoạch do Tập Đoàn Điện lực Việt Nam giao

Xây dựng Tập đoàn Xăng dầu đa sở hữu Ðáp ứng nguồn xăng dầu cho sản xuất, tiêu dùng

Trong giai đoạn 2006 - 2010, trong bối cảnh kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có nhiều biến động phức tạp, giá dầu thô trên thế giới liên tục biến động mạnh, bất thường (năm 2008, cao nhất 147,27 USD/thùng và thấp nhất dưới 33 USD/thùng; đến cuối năm 2009 giá gấp gần hai lần đầu năm).

Hiệu quả xã hội từ chương trình cứng hoá đường giao thông nông thôn

(HBĐT) - Với đặc thù là tỉnh miền núi địa hình phức tạp, điều kiện đi lại của người dân còn gặp nhiều khó khăn, năm 2004, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án “Cứng hoá đường giao thông nông thôn” giai đoạn 2004-2012. Trải qua hơn nửa chặng đường, toàn tỉnh đã cứng hoá được 984 km đường GTNT, hiệu quả xã hội từ việc thực hiện Đề án đã được khẳng định tạo nguồn động viên, khích lệ lớn đối với các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục