Cán bộ Chi cục BVTV hướng dẫn kỹ thuật phụ thuốc phòng bêẹh hại lúa cho ĐVTN huyện Kim Bôi.

Cán bộ Chi cục BVTV hướng dẫn kỹ thuật phụ thuốc phòng bêẹh hại lúa cho ĐVTN huyện Kim Bôi.

(HBĐT) - Vụ mùa năm nay, toàn huyện Kim Bôi cấy được 3.496,2 ha, đạt 97,1% kế hoạch. Đến nay cây lúa đang sinh trưởng khá tốt, trà sớm đang trỗ, trà chính vụ đang làm đòng, trà cuối đang bắt đầu làm đòng. Đây là thời điểm rất nhạy cảm với nhiều loại sâu bệnh cây hại.

 

Hiện lúa mùa của huyện có 2.854 ha bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, 1.200 ha bị nhiễm rầy và lùn sen. Ngoài ra còn nhiễm bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh vàng sinh lý và chuột gây hại.

 

Ông Nguyễn Văn Hiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Trước tình trạng dịch bệnh có nguy cơ lây lan rộng làm giảm năng xuất và có khả năng mất mùa, UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo phòng dịch đi kiểm tra tình hình sản xuất trên toàn huyện. Đồng thời, trích 540 triệu đồng từ nguồn ngân sách dự phòng để mua thuốc hỗ trợ bà con. Các xã thành lập Ban chỉ đạo để các cấp ngành cùng tham gia. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm, Trạm Bảo vệ thực vật huyện phân công cán bộ phối hợp với UBND các xã chỉ đạo, hướng dẫn thôn, xóm, hộ dân phun thuốc. Đoàn TNCSHCM huyện đã thành lập 216 đội thanh niên xung kích, mỗi đội 8-15 người tham gia phòng trừ dịch. Từ ngày 3/9 đến 10/9, đội thanh niên xung kích sẽ phụ trách việc phun thuốc trên toàn bộ huyện.

 

Ông Nguyễn Hồng Yến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Trong vụ mủa năm nay, Kim Bôi là huyện đầu tiên trong tỉnh trích ngân sách hỗ trợ thuốc cứu lúa kịp thời cho bà con. Đồng thời, vận động các cấp, ngành cùng tham gia đặc biệt là đoàn thanh niên đồng loạt phun thuốc trên toàn huyện. Việc phun thuốc đồng loạt đúng cách, đúng thời điểm, đúng thuôc sẽ phòng trừ được dịch bệnh hiệu quả nhất.

 

 

                                                                                             Việt Lâm

 

Các tin khác

Đồng chí Nguyễn Hữu Duyệt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ thăm mô hình nuôi ba ba  của HTX Phương Liệt
Tại Tân Lạc, nuôi bò nhốt chuồng theo hướng sản xuất hàng hóa là định hướng được nhiều hộ chăn nuôi lựa chọn
Việc giải ngân kịp thời đã tạo điều kiện để các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở đảm bảo tiến độ
Mỗi năm, TTXTTM&DL phối hợp tổ chức nhiều hội chợ thương mại, quảng bá hàng hóa đến người tiêu dùng

Việt Nam tiến 16 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu

Với 10 trong số 12 chỉ tiêu thành phần được cải thiện, Việt Nam trở thành một trong quốc gia có sự thăng tiến mạnh mẽ nhất trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố

Quản lý dịch vụ phân phối vẫn còn lúng túng

Từ nhiều năm qua, quản lý dịch vụ phân phối tại Việt Nam luôn bị hụt hơi so với thực tế và quy mô phát triển. Đây là nội dung chính đặt ra tại hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế về quản lý dịch vụ phân phối và kiến nghị chính sách cho VN” do Dự án Hỗ trợ thương mại Đa Biên – Mutrap III vừa tổ chức tại TPHCM.

Hải Phòng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đóng tàu tái cơ cấu sản xuất

Sáng 9-9, UBND TP Hải Phòng đã tổ chức họp với các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn nhằm bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện tái cơ cấu lại các đơn vị thành viên của Tập đoàn CNTT Việt Nam (Vinashin) trên địa bàn Hải Phòng theo Kết luận của Bộ Chính trị và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Doanh nghiệp thủy sản đã được cứu?

Thông tư 25 vừa được sửa đổi, bổ sung sẽ gỡ khó cho nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, song còn không ít doanh nghiệp cho biết họ vẫn chưa thực sự hết “vướng” bởi thông tư này.

Quản lý sử dụng đất đai còn nhiều khó khăn, bất cập

(HBĐT) - Tiến độ thực hiện kiểm kê đất đai chậm so với kế hoạch đề ra. Công tác cấp mới và đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo Nghị định số 88/2009/NĐ- CP chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai... Đó là những nhận xét đánh giá của UBND tỉnh về công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm 2010.

Mai Châu: Công tác quản lý thị trường, góp phần bình ổn giá cả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Nằm cách trung tâm tỉnh lỵ trên 60 km, có địa giới hành chính giáp ranh và hệ thống giao thông thuỷ, bộ thông thương với các tỉnh Thanh Hóa, Sơn La, huyện vùng cao Mai Châu là địa bàn có các hoạt động thương mại, dịch vụ khá đa dạng phong phú, với các hệ thống chợ phù hợp với nhu cầu giao lưu mua bán, trao đổi hàng hóa từng vùng miền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục