Diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh tại xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc phát triển tốt

Diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh tại xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc phát triển tốt

(HBĐT) - Hoà Bình có diện tích đất lâm nghiệp 333.936 ha đã được quy hoạch thành 3 loại rừng: rừng phòng hộ 130.511,9 ha; rừng sản xuất 161.357,4 ha; rừng đặc dụng 42.066,7 ha. Năng suất và chất lượng rừng còn thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu phòng hộ cũng như phát triển KTXH ở địa phương. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển ngành lâm nghiệp, tăng độ che phủ của rừng; sử dụng tối đa quỹ đất lâm nghiệp có hiệu quả trong điều kiện nguồn vốn đầu tư có hạn.

 

Để duy trì và phát triển được vốn rừng có hiệu quả trong khi vốn đầu tư ít, ngành lâm nghiệp đã chọn giải pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi tái sinh. Đây là giải pháp quan trọng nhằm phục hồi rừng trên những diện tích có rừng tự nhiên và diện tích đất rừng sau khai thác có cây tái sinh mục đích phục hồi. Trong quá trình thực hiện đã sử dụng 2 phương thức khoanh nuôi tái sinh rừng là khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên và khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung. Thời gian khoanh nuôi tái sinh là 5 năm, mức hỗ trợ đầu tư từ năm 1999 đến năm 2006 là 50.000 đồng/ha/năm và từ năm 2007 đến 2010 là 100.000 đồng/ha/năm. Còn khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng có trồng bổ sung có mức hỗ trợ đầu tư từ năm 1999 đến năm 2006 là 1 triệu đồng/ha/6 năm và từ năm 2007 đến nay là 2 triệu đồng/ha/6 năm.

 

Trong giai đoạn 1999-2010, thông qua các chương trình, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, tỉnh ta đã áp dụng biện pháp khoanh nuôi tái sinh rừng có hiệu quả, đóng góp không nhỏ vào tăng tỷ lệ che phủ của rừng toàn tỉnh từ 37% (năm 1999) lên 45,7% vào năm 2010, kết quả là đã khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 49.289,9 ha; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có trồng bổ sung 8.366,1 ha. Bình quân hàng năm khoanh nuôi tái sinh tự nhiên khoảng 4.107,5 ha và khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung khoảng 697,2 ha. Hầu hết các khu rừng sau khoanh nuôi đều thành rừng, phát huy được hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường tại địa phương và được tiếp tục đưa vào bảo vệ.

 

Ông Bùi Văn Chúc, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp cho biết: Để có thành công trên, vấn đề mấu chốt là việc phân loại, lựa chọn đối tượng rừng, đất rừng và chọn loài cây trồng bổ sung để tiến hành khoanh nuôi tái sinh rừng; được xác định thông qua khảo sát thiết kế chi tiết đến từng lô, lựa chọn các biện pháp lâm sinh cho từng đối tượng khoanh nuôi tái sinh rừng để đảm bảo quá trình tái sinh và diễn thế tự nhiên phục hồi lại rừng chắc chắn thành công trên đất lâm nghiệp đã mất rừng, đáp ứng được yêu cầu kinh tế - xã hội và môi trường trong thời gian khoanh nuôi tái sinh. Mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng được thực hiện từ năm 2000 tại huyện Lạc Sơn đến nay phát triển tốt với cay trồng chủ yếu là lim xanh, ngoài ra còn có lim xẹt, sòi tía, dẻ, kháo, xoan đào, cò ke, đinh thối. Mô hình nếu tiếp tục được bảo vệ tốt sẽ có triển vọng phục hồi thành rừng cây bản địa.

 

Tuy nhiên, vẫn còn một số diện tích khoanh nuôi tái sinh không thành rừng, đặc biệt là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có trồng cây bổ sung và đối tượng rừng khoanh nuôi tái sinh trên đất quy hoạch rừng sản xuất. Nguyên nhân là do chọn đối tượng khoanh nuôi tái sinh rừng chưa được đảm bảo theo yêu cầu quy định, suất đầu tư hỗ trợ cho khoanh nuôi tái sinh rừng thấp nên chưa khuyến khích được chủ rừng nhiệt tình tham gia, không xây dựng được quy chế bảo vệ rừng thôn, bản hoặc thực hiện quy chế không nghiêm dẫn đến không thành rừng. Đời sống của nhân dân miền núi sinh sống trong rừng, gần rừng còn nhiều khó khăn nên vẫn sảy ra tình trạng khai thác gỗ, củi làm nguồn kiếm sống. Mặt khác, ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, cháy rừng làm cho rừng tre, nứa bị khuy gây chết hàng loạt cũng là nguyên nhân không nhỏ làm ảnh hưởng tới khả năng thành rừng của một số diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng.

 

Để phát huy được hiệu quả KT-XH và môi trường của đối tượng rừng này, một số giải pháp kỹ thuật cần tác động là: Tổ chức kiểm kê, đánh giá chất lượng rừng sau khoanh nuôi tái sinh. Diện tích khoanh nuôi tái sinh không thành rừng chuyển sang trồng rừng, diện tích thành rừng tiếp tục bảo vệ nuôi dưỡng để đạt mục tiêu KTXH và môi trường. Hoàn thiện quy chế quản lý bảo vệ rừng thôn, bản. Tuyên truyền Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản quy phạm pháp luật tới đại bộ phận người dân trong vùng. Củng cố lực lượng bảo vệ rừng cấp thôn, bản để hỗ trợ chủ rừng bảo vệ rừng theo hướng tự quản, có sự đóng góp kinh phí của chủ rừng. Xây dựng, sửa chữa bảng nội qui, biển cấm, chòi canh, tu sửa đường băng cản lửa...Hoàn thiện chính sách, cơ chế hưởng lợi cho chủ rừng khi đến kỳ khai thác rừng.

 

 

                                                                                           Đinh Thắng

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục