Đông đảo ĐVTN huyện Đà Bắc tham gia chiến dịch làm thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
(HBĐT) - Tháng 11/1993 Tỉnh đoàn triển khai dự án thí điểm “Chăn nuôi bò sinh sản” của chủ dự án Nguyễn Đức Thi, Chủ nhiệm CLB Gia đình trẻ xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, với số vốn 35 triệu đồng. Sau 2 năm triển khai dự án đã kết thúc thắng lợi, giải quyết việc làm cho 10 lao động là các thành viên của CLB thu nhập bình quân từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/năm.
Từ thành công của dự án này, tổ chức Đoàn và ĐVTN trong tỉnh mạnh dạn hơn trong việc triển khai các dự án cho thanh niên vay vốn để phát triển kinh tế. Trong thực hiện quản lý nguồn vốn cho ĐVTN vay, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã giao cho ban chuyên môn phụ trách và cử 1 đồng chí cán bộ trực tiếp theo dõi, tham mưu với Ban Thường vụ, Ban chuyên môn trong việc tổ chức, chỉ đạo, triển khai nguồn vốn vay trong thanh niên đảm bảo việc sử dụng vốn vay trong thanh niên đúng mục đích, đúng đối tượng, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần thu hút, tập hợp thanh niên, củng cố và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh. Thông qua việc triển khai nguồn vốn vay, số ĐVTN được hỗ trợ giải quyết việc làm ngày càng tăng, tổng dư nợ do thanh niên quản lý cũng tăng, nghiệp vụ quản lý và tổ chức sản xuất của thanh niên được nâng lên đáng kể.
Từ năm 1993 đến nay, Tỉnh đoàn đã được Trung ương Đoàn giao chỉ tiêu bổ sung nguồn vốn mới. Tính đến thời điểm 30/06/2010 tổng dư nợ vốn vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm kênh Trung ương Đoàn là 1.102 triệu đồng. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã kịp thời chỉ đạo các huyện, thành Đoàn phối hợp chặt chẽ với NHCSXH hướng dẫn thanh niên xây dựng dự án mới. Qua 18 năm đã triển khai được 354 lượt dự án, với tổng số tiền quay vòng cho vay 13 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 4.658 lượt ĐVTN.
Anh Võ Ngọc Kiên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn cho biết: Các dự án vay vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho thanh niên tỉnh Hòa Bình tuy số lượng không nhiều, mức vay bình quân trên một người còn thấp so với nhu cầu vốn đầu tư mở rộng sản xuất, nhưng đã tạo ra được động lực giúp cho thanh niên mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất tự tạo việc làm và nâng cao thu nhập. Thông qua các dự án vay vốn đã có 6 cơ sở sản xuất kinh doanh của thanh niên được thành lập; cải tạo và phát triển được 229 đàn trâu, bò và lợn cung cấp một lượng lớn thịt cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương và thị trường hàng hoá, đồng thời đảm bảo cung cấp sức cầy kéo và phân bón phục vụ sản xuất. Xây dựng mô hình mới và cải tạo được 157 vườn cây ăn quả, cây nguyên liệu cho nhà máy mía đường của tỉnh, đồng thời xây dựng 12 mô hình cải taọ vườn tạp, VAC. Cung cấp cho thị trường hàng ngìn tấn quả và các loại sản phẩm thuỷ sản như cá, tôm, các loại thịt gia cầm như vịt, gà, lợn, trâu, bò... Tiêu biểu là Đoàn Thanh niên huyện Cao Phong, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Tân Lạc.
Đặc biệt, thông qua các dự án, thanh niên đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây, con góp phần tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm hàng hoá nông nghiệp, củng cố lại ngành nghề truyền thống và phát triển ngành dịch vụ hàng hoá tại địa phương. Nhiều thanh niên sau khi thực hiện dự án có hiệu quả đã mạnh dạn huy động nguồn vốn khác để đầu tư phát triển sản xuất như: vốn tự giúp nhau, vốn từ ngân hàng chính sách xã hội cho vay hộ nghèo, vốn 327, 747... thu hút và tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động ĐVTN. Ngoài hiệu quả về kinh tế và giải quyết việc làm cho thanh niên, việc triển khai nguồn vốn cho vay Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm còn có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội, đặc biệt công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên, xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn, Hội cơ sở.
Thông qua việc triển khai nguồn vốn 120 đã phần nào giúp thanh niên khắc phục một phần tình trạng thiếu vốn để sản xuất, tạo đà cho họ mạnh dạn huy động các nguồn vốn khác để phát triển sản xuất như: Vốn từ Ngân hàng CSXH, Ngân hàng nông nghiệp, vốn từ các chương trình, dự án khác đang triển khai tại địa phương, vốn thanh niên tự giúp nhau lập nghiệp…Theo thống kê chưa đầy đủ của các huyện, thành phố trong tỉnh, riêng số vốn tự giúp nhau lập nghiệp của thanh niên trong 18 năm qua đã đạt trên 20 tỷ đồng, doanh số cho vay không tính lãi đạt trên 50 tỷ đồng với hơn 500.000 lượt thanh niên được vay vốn.
Đinh Thắng
“Rất nhiều doanh nghiệp Việt không có chiến lược cụ thể, dài hạn cho việc công bố thông tin trong quá trình phát hành. Nhiều khi việc công bố đơn thuần nhằm mục đích đối phó với pháp luật”, ông Bùi Hoàng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Phát hành (UBCKNN) cho biết.
(HBĐT) - Vừa qua, tại Hà Nội, đoàn công tác của tỉnh ta do đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ KH&ĐT về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2011 của tỉnh. Đồng chí Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT đã tiếp và làm việc với đoàn công tác.
(HBĐT) - Năm 2010 là năm cuối của việc thực hiện chương trình cải cách hành chính và thực hiện hiện đại hóa ngành Thuế (giai đoạn 2005 - 2010), vì vậy, ngay từ những ngày đầu năm, ngành Thuế tỉnh đã tích cực triển khai đồng bộ công tác tuyên truyền, hỗ trợ tới các tổ chức, cá nhân người nộp thuế.
(HBĐT) - LĐLD huyện Lạc Sơn phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vừa tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ Công đoàn cơ sở với 4 chuyên đề về Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập kinh tế - quốc tế và 2 chuyên đề về nghiệp vụ Công đoàn.
(HBĐT) - Hoà Bình có diện tích đất lâm nghiệp 333.936 ha đã được quy hoạch thành 3 loại rừng: rừng phòng hộ 130.511,9 ha; rừng sản xuất 161.357,4 ha; rừng đặc dụng 42.066,7 ha. Năng suất và chất lượng rừng còn thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu phòng hộ cũng như phát triển KTXH ở địa phương. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển ngành lâm nghiệp, tăng độ che phủ của rừng; sử dụng tối đa quỹ đất lâm nghiệp có hiệu quả trong điều kiện nguồn vốn đầu tư có hạn.
(HBĐT) - Tính đến đầu tháng 9/2010, toàn hệ thống Ngân hàng NN-PTNT đã huy động được tổng nguồn vốn đạt 1.937 tỷ đồng, tăng 247 tỷ đồng, đạt 94,71% kế hoạch Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam giao.