Trong nhiều năm qua, chị Trạm là gương điển hình phát triển kinh tế ở xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn.
(HBĐT) - Men theo con đường đất chúng tôi tìm về nhà chị Bùi Thị Trạm ở xóm Dài xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn. Đón tôi là một người phụ nữ dáng vẻ lam lũ nhưng khuôn mặt rạng rỡ với nụ cười xởi lởi. Nhìn cơ ngơi của chị, khó ai có thể tin rằng trước đây chị là một hộ nghèo trong xã.
Xây dựng gia đình năm 1984, lúc đó chị mới 18 tuổi. Vợ chồng tay trắng khi ra ở riêng, bố mẹ chỉ để lại ít ruộng. Sau vài năm, chị sinh 3 cháu. Anh chị bươn chải ngày đêm vừa làm ruộng, vừa đi làm công. Nhìn 3 đứa con đang tuổi ăn, tuổi lớn mà phải chịu thiếu thốn đủ điều, nay ốm mai đau, nhiều đêm chị không chợp được mắt với câu hỏi trăn trở trong đầu “làm gì để thoát cảnh đói nghèo khi cả gia đình phụ thuộc vào mảnhruộng”? Câu hỏi đó đã đưa chị đến quyết định phải thay đổi cách làm ăn.
Với lợi thế nhà gần trung tâm xã, điều kiện giao thông thuận lợi, hai vợ chồng bàn bạc nhau vay tiền nuôi lợn. Ban đầu chị nuôi 2 con lợn. Những năm đầu thật khó khăn vì chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc lợn chậm lớn. Vất vả nhiều nhưng hiệu quả chưa cao. Thế rồi chị đi học hỏi kinh nghiệm trong sách vở, qua tập huấn để đỡ vất vả mà lợi nhuận cũng cao hơn. Nhờ chăm chỉ và chịu khó chăm sóc đàn lợn lớn nhanh như thổi. Một năm, chị bán trung bình cũng được 3 lứa, lãi bình quân một năm cũng được hơn 50 triệu đồng. Được vài năm, trả xong nợ, tích cóp được khoản vốn hai vợ chồng quyết tâm mua máy xay, sát vừa để phục vụ bà con trong xã vừa để phục vụ gia đình. Sau đó chị mua thêm ruộng và mở rộng chăn nuôi. Bây giờ, chị đã có trong tay 8.000 m2 ruộng lúa cấy, hơn 5.000 m2 rừng. Thu hoạch từ lúa, nuôi lợn, xay sát bình quân mỗi năm trên 70 triệu đồng, một số tiền không nhỏ với người nông dân ở vùng đất khó khăn này. Có của ăn, của để, chị làm lại nhà, mua ti vi, xe máy. Hiện nay, người con lớn của chị đã lập gia đình, hai người con út đang học Cao đẳng sư phạm Hòa Bình.
Không chỉ chăm lo làm ăn cho gia đình, chị còn là hội viên tích cực của Hội phụ nữ xã. Những năm gần đây để giúp nhau làm kinh tế chị có sáng kiến quyên góp tiền để các các hội viên giúp nhau làm kinh tế. Mỗi hội viên một tháng đóng 100 nghìn đồng mua ngô, sắn để chăn nuôi lợn. Những hội viên có điều kiện kinh tế khó khăn được nhận trước. Nhờ sáng kiến này mà nhiều hội viên là phụ nữ đã có điều kiện đầu tư chăn nuôi thoát được đói nghèo. Tuy không còn giữ cương vị Chủ tịch Hội Phụ nữ nhưng không có kỳ sinh hoạt Hội nào chị vắng mặt. Gia đình chị nhiều năm liền được công nhận Gia đình văn hoá.
Việt Lâm
(HBĐT) - Với sự chịu khó, năng động và ý chí vươn lên chị Vũ Thị Dinh, tiểu khu Đoàn Kết, thị trấn Thanh Hà, huyện Lạc Thuỷ đã từng bước vượt qua khó khăn, mở rộng sản xuất kinh doanh.
(HBĐT) - Nhìn 30 ha đồi cây luồng, keo lai, trầm hương xanh ngút ngàn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm của ông Bùi Văn Thể ở thôn Tân Lâm, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, không ai nghĩ rằng cách đây 20 năm,vùng đất này vốn khô cằn và bỏ hoang.
(HBĐT) - Thị trường kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh diễn ra sự cạch tranh mạnh mẽ với nhiều công ty lớn và các doanh nghiệp tư nhân tham gia, mạng lưới kinh doanh xăng dầu phát triển dày đặc ảnh hướng lớn đến sự phát triển của chi nhánh xăng dầu Hòa Bình.
Sau khi được tạm ứng vốn vay ưu đãi 210 tỷ trong tổng số 350 tỷ đồng từ thành phố, các doanh nghiệp đã triển khai 360 điểm bán các mặt hàng thịt, gạo, gia súc, dầu ăn. Hàng hóa trong danh mục bình ổn đều được niêm yết giá công khai và bảo đảm bán theo đúng giá niêm yết.
“Rất nhiều doanh nghiệp Việt không có chiến lược cụ thể, dài hạn cho việc công bố thông tin trong quá trình phát hành. Nhiều khi việc công bố đơn thuần nhằm mục đích đối phó với pháp luật”, ông Bùi Hoàng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Phát hành (UBCKNN) cho biết.
(HBĐT) - Vừa qua, tại Hà Nội, đoàn công tác của tỉnh ta do đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ KH&ĐT về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2011 của tỉnh. Đồng chí Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT đã tiếp và làm việc với đoàn công tác.