Hệ thống phân phối hàng hóa ở những vùng xa, nông thôn vốn còn rất mỏng, vì vậy khảo sát, đánh giá lại năng lực phân phối đã giúp doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng, khắc phục tình trạng hàng gian, hàng giả đang hoành hành.
Chọn mua thuốc tây tại phiên chợ hàng Việt ở thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Ảnh: H.NINH |
Kết nối với nhà phân phối, nhà bán lẻ tại địa phương là mục tiêu được doanh nghiệp quan tâm nhất qua chương trình “Hàng Việt về nông thôn”.
Nâng cao nhu cầu cho người dân
Thị trường nông thôn từ nhiều năm qua ít có sự quảng bá của doanh nghiệp VN, do vậy gần như bị chi phối độc quyền của hàng nhập lậu giá rẻ, chất lượng thấp. Đây là thực tế mà nhiều doanh nghiệp đã nhận ra sau những lần đi khai phá thị trường nông thôn.
Đại diện Công ty nhựa Duy Tân cho biết đưa hàng về bán ở vùng nông thôn mới phát hiện hàng hóa của doanh nghiệp tuy đã có mặt tại đây nhưng khoảng cách giữa sản phẩm và người tiêu dùng vẫn còn lớn. Nhà phân phối chỉ chú ý đến lợi nhuận, họ sẵn sàng bán những sản phẩm kém chất lượng nhưng lợi nhuận cao mà không tư vấn hay giúp người tiêu dùng nhận biết thương hiệu sản phẩm.
Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường Cùng với phát triển mạng lưới hệ thống phân phối, các lớp huấn luyện tiểu thương, nâng cao kỹ năng bán hàng tại các tỉnh sẽ được mở đều đặn. Trong đó chỉ tính riêng tỉnh Bến Tre sẽ mở năm lớp trong giai đoạn hai. Bà Vũ Kim Hạnh, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), cho biết hoạt động vẽ bản đồ hệ thống phân phối tại tỉnh Trà Vinh bắt đầu từ tháng 9 và dự kiến kết thúc vào đầu tháng 10-2010, nhằm tìm ra các giải pháp kết nối và nghiệp vụ để xây dựng mạng lưới chân rết vững chắc của hàng Việt tại địa phương, sau đó nghiên cứu người tiêu dùng nông thôn, từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình này khắp các tỉnh thành có nhu cầu. |
Ông Đỗ Hoàng Nam, trưởng phòng kinh doanh marketing Công ty bếp gas Namilux, cho biết tâm lý của người bán hàng lẫn mua hàng ở nông thôn là thích sự đơn giản, dễ hiểu. Vì vậy, các đại lý thường tháo gỡ bộ phận ngắt gas an toàn vì ngại hướng dẫn cách sử dụng cho người dân cũng như tránh phiền hà trong bảo hành.
Để khắc phục tình trạng này, công ty đã tổ chức tư vấn sử dụng bếp gas an toàn ngay tại gian hàng.
Đặc biệt, người tiêu dùng nông thôn sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để mua sản phẩm tốt nhưng hàng hóa lại không có sẵn. Vì vậy, mỗi chuyến đi là mỗi lần doanh nghiệp được nghe, hiểu thêm về nhu cầu người tiêu dùng ở những vùng xa vùng sâu.
Ông Tăng Quang Trọng, giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo, cho biết rất nhiều sản phẩm của công ty được người tiêu dùng nông thôn biết đến (ngoài nước rửa chén) và đón nhận như nước hoa, nước xả vải, nước giặt...
Nắm phân phối để chặn hàng giả
Sau các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, nhiều doanh nghiệp thừa nhận sau khi đến tận địa phương để bán hàng mới phát hiện hàng loạt sản phẩm giả hay nhái nhãn hàng của mình đang bán tại địa bàn do hệ thống phân phối yếu, hàng về không đều.
Ông Trọng cho biết ở khu vực miền Trung, sản phẩm bị làm nhái nhiều nhất là nước rửa chén. Nhiều nơi hàng giả bán bằng giá hàng thật hoặc chỉ rẻ hơn rất ít do người tiêu dùng không phân biệt được hàng thật, hàng giả, họ chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với hàng hóa chính hãng của các doanh nghiệp VN.
“Ngoài kêu gọi lực lượng chức năng tại địa phương hỗ trợ xử lý hàng giả, chúng tôi hiểu mình cần tăng mức độ quảng bá của nhãn hàng” - ông Trọng nói. Hiện nay các sản phẩm của Mỹ Hảo đã được phủ rộng khắp VN với 126 nhà phân phối trải đều khắp 63 tỉnh thành, 500 nhân viên tiếp thị - bán hàng chuyên nghiệp, đảm bảo các đại lý được chăm sóc và cung ứng hàng hóa kịp thời.
Cũng nằm trong nhóm hàng bị làm giả nhiều, ông Nguyễn Ngọc Nhựt, kiểm định viên Công ty cân Nhơn Hòa, nói để loại bỏ những cân giả nhưng được tân trang lại và bán với giá cao hơn, công ty đã đưa ra chương trình bảo hành, kiểm tra miễn phí tại những nơi phiên chợ đến. Điều thú vị là người dân rất hào hứng và ý thức hơn về hàng chính hãng.
Ông Hoàng Nam kể khi chương trình đến huyện Văn Quan, Lạng Sơn, điểm nóng của hàng Trung Quốc, người dân than rằng không có bếp để mua trong khi nhà phân phối lại nói người dân không có nhu cầu. Vậy là doanh nghiệp phải xắn tay, khám lại “sức khỏe” toàn bộ hệ thống phân phối, tổ chức trưng bày hàng hóa, bảng hiệu cho đại lý, tăng thêm sự nhận diện thương hiệu cho người tiêu dùng.
Bà Xuân Yến, giám đốc dự án Hàng Việt về nông thôn, cho biết những phiên chợ cũng giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm, tăng thêm sức mạnh mạng lưới phân phối tại các địa phương.
Tham gia những chuyến bán hàng là những nhà sản xuất, có cả tổng giám đốc, giám đốc kinh doanh vùng, tỉnh cho thấy doanh nghiệp rất nghiêm túc trong xây dựng chiến lược phát triển thị trường, không đặt nặng doanh thu. Họ đề ra những mục tiêu về cải tiến sản phẩm, khách hàng mới, nhà phân phối mới.
Theo bà Yến, trong thời gian tới những chuyến hàng Việt về nông thôn sẽ còn có thêm nhiệm vụ khảo sát, xây dựng những điểm chuyên bán hàng Việt ở nông thôn. Tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh địa phương mà có sự linh động.
Không chỉ trưng bày, quảng bá hàng Việt, tại một số địa phương ban tổ chức sẽ phối hợp với hội phụ nữ, hợp tác xã tiêu thụ hàng Việt để có những điểm tựa đầu tiên cho doanh nghiệp. Dần dần nếu có nhu cầu thực tế thì hình thành mạng lưới cửa hàng bán hàng Việt tại nông thôn.
Theo Báo Tuoitre
Sau khi được tạm ứng vốn vay ưu đãi 210 tỷ trong tổng số 350 tỷ đồng từ thành phố, các doanh nghiệp đã triển khai 360 điểm bán các mặt hàng thịt, gạo, gia súc, dầu ăn. Hàng hóa trong danh mục bình ổn đều được niêm yết giá công khai và bảo đảm bán theo đúng giá niêm yết.
“Rất nhiều doanh nghiệp Việt không có chiến lược cụ thể, dài hạn cho việc công bố thông tin trong quá trình phát hành. Nhiều khi việc công bố đơn thuần nhằm mục đích đối phó với pháp luật”, ông Bùi Hoàng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Phát hành (UBCKNN) cho biết.
(HBĐT) - Vừa qua, tại Hà Nội, đoàn công tác của tỉnh ta do đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ KH&ĐT về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2011 của tỉnh. Đồng chí Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT đã tiếp và làm việc với đoàn công tác.
(HBĐT) - Năm 2010 là năm cuối của việc thực hiện chương trình cải cách hành chính và thực hiện hiện đại hóa ngành Thuế (giai đoạn 2005 - 2010), vì vậy, ngay từ những ngày đầu năm, ngành Thuế tỉnh đã tích cực triển khai đồng bộ công tác tuyên truyền, hỗ trợ tới các tổ chức, cá nhân người nộp thuế.
(HBĐT) - LĐLD huyện Lạc Sơn phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vừa tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ Công đoàn cơ sở với 4 chuyên đề về Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập kinh tế - quốc tế và 2 chuyên đề về nghiệp vụ Công đoàn.
(HBĐT) - Hoà Bình có diện tích đất lâm nghiệp 333.936 ha đã được quy hoạch thành 3 loại rừng: rừng phòng hộ 130.511,9 ha; rừng sản xuất 161.357,4 ha; rừng đặc dụng 42.066,7 ha. Năng suất và chất lượng rừng còn thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu phòng hộ cũng như phát triển KTXH ở địa phương. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển ngành lâm nghiệp, tăng độ che phủ của rừng; sử dụng tối đa quỹ đất lâm nghiệp có hiệu quả trong điều kiện nguồn vốn đầu tư có hạn.