Nhiều hộ gia đình trong xóm đã thoát nghèo nhờ học tập mô hình trồng mướp đắng của gia đình anh Lâm
(HBĐT) - Anh Nguyễn Văn Lâm ở xóm Sòng, xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn được mọi người biết đến tấm gương làm giàu trên mảnh đất nghèo khó, một đảng viên trẻ dám nghĩ, dám làm.
Độc lập là xã vùng cao khó khăn nhất của huyện Kỳ Sơn ngoài đất rừng bà con ở đây sống dựa vào lúa. Do không có hệ thống kênh mương nên ruộng chủ yếu cấy lúa một vụ. Sau nhiều năm cấy lúa rồi chuyển sang trồng ngô thấy không hiệu quả, anh đi học hỏi kinh nghiệm trồng mía tím và đưa cây mía tím lên Độc Lập. Sau 4 năm trồng thấy cây mía có hiệu quả hơn hẳn cây lúa, anh quyết định trồng hết diện tích của gia đình. Tuy hiệu quả hơn cây lúa, nhưng do điều kiện giao thông còn khó khăn nên việc tiêu thụ cũng hạn chế.
Năm 2005, sau khi khảo sát đất đai, khí hậu Công ty đầu tư nhiệt đới trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và đầu tư trồng cây mướp đắng lấy hạt tại địa phương. Công ty đầu tư hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho các hộ. Sau khi thu hoạch, các hộ trả lại tiền đầu tư cho Công ty. Hộ nào tham gia phải tuân thủ theo đúng kỹ thuật và sự giám sát của Công ty, bán sản phẩm cho công ty với giá 150 nghìn/kg hạt. Thấy quy trình trồng nghiêm ngặt nhiều hộ không muốn tham gia. Nhận thấy đây là cây có hiệu quả kinh tế cao, trồng trên ruộng lúa một vụ là cây thoát nghèo, của gia đình nên anh Lâm quyết định trồng. Mướp đắng tuy là cây dễ tính, nhưng đòi hỏi sự tỷ mỉ, chịu khó của người trồng. Năm đầu anh tham gia trồng hơn 2.000 m2 và đã thu hoạch được gần 100 triệu đồng. Trừ mọi chi phí anh cũng bỏ ra được vài chục triệu đồng.
Thấy hiệu quả từ cây mướp đắng mang lại, anh mạnh dạn thuê thêm đất đầu tư trồng. Sau hai năm trồng mướp đăng thành công, anh nhận đầu tư trồng bí đỏ. Đến nay, ngoài mướp đắng, anh trồng bí đỏ lấy hạt với thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng. Có thời điểm anh thuê trên 50 người lao động địa phương nhàn rỗi để sản xuất. Thấy anh làm ăn được nên nhiều người trong xóm, xã làm theo. Nhiều hộ gia đình đã thoát được nghèo. Để không bị lãng phí sản phẩm bí đỏ sau khi lấy hạt anh cũng đã lặn lội về Hải Dương tìm nguồn tiêu thụ quả bí. Từ nguồn tiêu thụ này anh đã mang lại kinh tế cho bà con trong xóm vài chục triệu mỗi vụ.
Hồng Duyên
(HBĐT) - Ngày 8/10, tại hai xã Vầy Nưa, Cao Sơn (Đà Bắc), Ban quản lý Dự án ADDA (Hội Nông Dân tỉnh) đã tổ chức ra mắt nhóm cùng sở thích trồng ngô và chăn nuôi. Đây là dự án quản lý và phát triển cộng đồng do tổ chức Phát triển nông nghiệp Châu Á của Đan Mạch phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai từ năm 2006 nhằm tiếp tục củng cố kiến thức các kỹ năng sản xuất sau khi được học tập theo mô hình IPM tại cộng đồng.
(HBĐT) - Ngày 8/10, Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh đã tổ chức họp báo về chương trình Đại hội Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh lần thứ IV nhiệm kỳ 2010-2015. Đến dự họp báo có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh… và các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - “Làm thế nào để tham mưu ngày càng tốt hơn cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính là điều phải làm của toàn thể cán bộ, công chức phòng TC-KH" – Bà Bùi Thị Kim Cúc, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Yên Thủy chia sẻ khi nhìn lại hiệu quả hoạt động chuyên môn của phòng trong vài năm trở lại đây.
(HBĐT) - Sau khi thủy điện Hòa Bình hoàn thành thì cuộc sống người dân vùng lòng hồ sông Đà gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ phải chuyển vào trong miền nam làm ăn sinh sống. Trong khi đó, anh Đinh Văn Nga ở xóm Mực, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc ở lại vận động bà con trồng luồng và bày cách cho họ đánh cá trên vùng hồ.
Do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2009 giảm 10% so với năm 2008. Nhưng ngay từ những tháng đầu năm 2010, khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trở lại, đưa Việt Nam vào top những nước có tăng trưởng cao của du lịch thế giới.
(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 7 dự án ổn định dân cư với tổng mức đầu tư trên 121,86 tỷ đồng. Đến hết tháng 9/2010, đã thực hiện được khoảng 80 tỷ đồng, đạt 65,6%, trong đó giá trị giải ngân đạt trên 64,4 tỷ đồng.