Cơ sở vật chất của xã vùng hồ Hiền Lương ngày càng được đầu tư khang trang.
(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao gồm 20 xã, thị trấn nhưng có đến 11 xã nằm trong vùng ĐBKK, 15 xã chuyển dân vùng hồ sông Đà. Địa hình đồi núi chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo ở mức cao nhất tỉnh. Xác định mục tiêu xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, huyện đã huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh sản xuất, phát triển KT-XH. Trong đó, xác định thế mạnh là nông, lâm nghiệp kết hợp.
Trong nông nghiệp, xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung là chìa khóa để các hộ gia đình nâng cao hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất canh tác. Đồng thời gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo an ninh lương thực. Công tác chuyển giao KHKT, xây dựng các mô hình điểm được cán bộ KN-KL và các hội, đoàn thể phối hợp tổ chức hướng dẫn đến người dân. Qua đó, nông dân được tiếp cận với những tiến bộ khoa học, những giống cây, con mới; học tập những phương thức tổ chức sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, người dân đặc biệt là đồng bào DTTS nghèo từng bước thay đổi nhận thức về xây dựng kinh tế gia đình. Trên địa bàn huyện đã từng bước hình thành vùng trồng ngô, mía, chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm... tại các xã Cao Sơn, Yên Hòa, Mường Tuổng, thị trấn Đà Bắc... Khai thác tiềm năng gần 7.000 ha mặt nước hồ sông Đà, các xã ven hồ như Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong đã tập trung nuôi cá lồng, đánh bắt thủy sản. Trung bình mỗi năm, các xã nuôi khoảng 900 lồng cá, sản lượng cá các loại đạt trên 1.500 tấn. Với diện tích đất đồi, rừng lớn, huyện đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2007 – 2010, định hướng đến năm 2015. Theo đó, các địa phương tập trung khoanh nuôi, bảo vệ trên 41.000 ha, trồng mới 6.500 ha, nâng độ che phủ rừng lên 52%. Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ việc trồng rừng kinh tế.
Bên cạnh đó, huyện khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất CN, TTCN khai thác thế mạnh về khoáng sản, sản xuất VLXD, chế biến nông-lâm sản. Đến nay, huyện có 246 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, tạo việc làm cho trên 3.200 lao động. 9 tháng năm 2010, giá trị sản xuất CN, TTCN của huyện đạt 88,9 tỉ đồng, đạt 83,9% kế hoạch năm. Nhằm đánh thức tiềm năng du lịch với phong cảnh núi non hùng vĩ, bản sắc văn hóa các dân tộc độc đáo, đặc biệt là vùng hồ sông Đà với di tích Đền Bờ, Đà Bắc đã xây dựng qui hoạch tổng thể du lịch huyện giai đoạn 2006 – 2020. Mỗi năm, huyện thu hút khoảng 15.000 lượt du khách đến thăm quan. Mới đây, tuyến du lịch đi bộ xuyên các bản làng, khám phá thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc, kết thúc tại hồ sông Đà đã gây được sự chú ý đối với du khách gần, xa. Cùng với việc khai thác tiềm năng, phát huy nội lực, huyện đã kết hợp và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình, dự án như: Dự án 747, Chương trình 134, 135, giảm nghèo... Tổng nguồn vốn được hỗ trợ trong 5 năm qua khoảng trên 400 tỉ đồng. Huy động sự chung tay, góp sức của nhân dân, toàn huyện đã cứng hóa được 44 km đường; làm mới, nâng cấp, sửa chữa 142,5 km công trình giao thông. Công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được quan tâm với các nghề phù hợp như chẻ tăm, chổi chít, dệt thổ cẩm... Người dân, nhất là người nghèo được tiếp cận với các nguồn vốn vay để đầu tư phát triển. Từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay của các ngân hàng đạt 121,9 tỉ đồng, trong đó cho vay theo cơ chế hỗ trợ lãi suất của Chính phủ là 22 tỉ đồng, vay hộ nghèo về nhà ở với dư nợ 1,2 tỉ đồng, vay hộ gia đình sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 2,6 tỉ đồng.
Với sự quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự đồng lòng của nhân dân, diện mạo KT-XH của huyện đã từng bước khởi sắc, không có hộ đói, hộ nghèo giảm còn 26%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,3%, thu nhập bình quân đầu người đạt 7,86 triệu đồng/năm. 96,8% hộ dân được dùng điện lưới quốc gia, 95% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh. Phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Những kết quả đã đạt được tạo tiền đề, niềm tin cho cán bộ, nhân dân quyết tâm khắc phục hạn chế, tiếp tục phấn đấu đưa Đà Bắc phát triển nhanh, bền vững.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Chiều ngày 14/10 Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thuộc Sở KH-CN tổ chức khánh thành dây chuyền sản xuất phân vi sinh và các chế phẩm sinh học tại huyện Cao Phong. Đến dự có đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng đại diện các Sở Tài chính, Tài nguyên - Môi trường , Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
(HBĐT) - Chiều 13/10, tại Trung tâm AP PLAZA Anh Kỳ, Hội Doanh nghiệp trẻ đã tổ chức gặp mặt kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam. Tới dự có các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch danh dự Hội DNT tỉnh; Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ; lãnh đạo Hội LHTN Việt Nam, TƯ Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các sở, ban, ngành cùng đông đảo các doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh.
(HBĐT) - 9 tháng năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước đạt 2.176 tỷ đồng (tăng 36,7% so với cùng kỳ năm 2009), riêng quý III đạt giá trị sản xuất công nghiệp 874,5 tỷ đồng. Nếu tính cả giá trị sản xuất Công ty thuỷ điện Hoà Bình, quý III ước đạt 1.500 tỷ đồng, nâng tổng giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng lên ước đạt 3.701 tỷ đồng.
(HBĐT) - “Là xã vùng cao thuộc diện Đặc biệt khó khăn của huyện Kỳ Sơn. 100% hộ dân sống phụ thuộc vào sản xuất nông - lâm nghiệp với cây lúa, ngô sắn là chủ yếu. Xác định rõ những khó khăn tác động đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương, trong những năm qua Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế trong đó chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao giá trị sử dụng đất. Nhờ vậy đã từng bước thực hiện hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo”, ông Nguyễn Hồng Binh, Bí thư Đảng bộ xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn chia sẻ.
(HBĐT) - Là một đơn vị quản lý tuyến đường có nhiều đồi núi đèo dốc hiểm trở, mùa mưa bão có thể gây sạt lở rất nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông, trong những năm qua, Hạt giao thông Kim Bôi đã phát huy truyền thống đoàn kết, vượt khó phấn đấu để luôn đảm bảo êm thuận cho những tuyến đường.
Ngày 13/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn số 7824/NHNN-TD gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và các tổ chức tín dụng về việc thận trọng đối với các khoản chào cho vay vốn của các đối tác nước ngoài.