Chị em phụ nữ xã vùng cao Yên Lập (huyện Cao Phong) đầu tư trồng mía phát triển kinh tế gia đình.
(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình được chị em trong Hội Phụ nữ xã vùng cao Yên Lập, huyện Cao Phong đồng tình hưởng ứng. Với nhiều cách làm thiết thực, hiệu quả, Ban chấp hành hội phụ nữ xã đã xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp chỉ đạo cơ sở thực hiện chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế có hiệu quả. Cuộc sống của phụ nữ dân tộc vùng cao nơi đây đang khởi sắc từng ngày.
Chị Đinh Thị Phương, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Yên Lập cho biết: Hội phụ nữ xã có 133 hội viên. Trước đây, cuộc sống rất khó khăn, thiếu thốn do chỉ biết phát rừng làm nương, thuần canh lúa nương và ngô, chăn nuôi gia súc theo kiểu thả rông nên năng suất thấp; cuộc sống bấp bênh, nghèo đói. Thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, Hội phụ nữ xã giúp nhau thay đổi tập quán sản xuất, cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Ðể mọi hội viên có thể tham gia chuyển dịch cây trồng vật nuôi, các chi hội phân công hai đến ba hội viên khá giúp đỡ một hội viên nghèo. Nhờ cách làm này, tất cả số hội viên nghèo trong thôn đều được hỗ trợ giống, vốn, sức kéo, công lao động... để phát triển kinh tế gia đình.
Hội Phụ nữ xã Yên Lập phối hợp với cơ quan khuyến nông huyện, tỉnh xuống tận thôn, bản mở lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất chăn nuôi. Hội Phụ nữ xã hiện quản lý 3 tổ vay vốn thì có 20 hộ nghèo. Ðể giúp số chị em này thoát nghèo, chi hội phụ nữ thôn đã tập trung hỗ trợ dứt điểm từng chị em theo phương châm "nhiều người giúp một người", giúp lợn giống, giúp công lao động... Tiêu biểu như hộ chị Bùi Thị Huế, xóm Chàm có 4 khẩu, trước đây là hộ nghèo nhất nhì xóm, nhà tranh tre dột nát. Năm 2003, chị được vay vốn 7 triệu đồng từ vốn lồng ghép dân số mua 1 con trâu làm sức kéo phục vụ sản xuất, năm 2006 vay thêm 7 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH đầu tư trồng 3.000m2 mía trắng. Nhờ chăm chỉ làm ăn, gia đình chị đã vươn lên thoát nghèo, đời sống ổn định, đến nay đã làm được nhà và mua sắm 1 số đồ dùng sinh hoạt có giá trị. Trao đổi ý kiến về kinh nghiệm xóa nghèo, chị Đinh Thị Phương, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Yên Lập cho biết: Hội đã tín chấp vay hơn 1,3 tỉ đồng của ngân hàng CSXH cho 125 hộ phụ nữ vay phát triển kinh tế gia đình; Thông qua hoạt động đó, trong năm 2009 đã có 7 hội viên thoát nghèo. Ngoài ra, Hội quản quản lý tốt 20 triệu đồng nguồn vốn CED Phần Lan dự án hỗ trợ cho làng phát triển cộng đồng tại xóm Quà. Duy trì hoạt động các câu lạc bộ phát triển kinh tế ở các xóm và nhân rộng mô hình chăn nuôi lợn bản địa, hiện có 50 con lợn nái sinh sản cung cấp giống. Từ đâu năm đến nay, chị em phụ nữ trong xã đã giúp nhau trên 300 ngày công phát triển kinh tế gia đình. Đồng thời hỗ trợ gia đình hội viên xây dựng gia đình chuẩn mực "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" do Trung ương Hội đề ra.
Trong thời gian tới, Hội Phụ nữ xã Yên Lập tiếp tục phát huy vai trò định hướng và cầu nối hỗ trợ hiệu quả để giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình, xóa nghèo, vươn lên làm giàu. Công tác xoá đói giảm nghèo trong phong trào hội phụ nữ ở Yên Lập đã góp phần tích cực nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của các chị em nghèo, thúc đẩy phong trào công tác hội ngày càng phát triển và chị em ngày càng tin tưởng, gắn bó với tổ chức hội. Qua các chương trình vay vốn, các cấp hội đã tạo điều kiện hỗ trợ chị em phụ nữ có việc làm, có vốn sản xuất, chăn nuôi, tăng thu nhập góp phần cải thiện đời sống cho gia đình. Từ đó đã nâng cao được vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác này vẫn còn những hạn chế và mới chỉ dừng lại ở mức độ giúp nhau theo truyền thống, chưa chủ động xây dựng các dự án đứng ra tín chấp cho phụ nữ vay vốn, năng lực quản lý nguồn vốn còn hạn chế, hiệu quả xoá đói giảm nghèo ở cơ sở chưa bền vững, vẫn còn một số chị em còn trông chờ, ỷ lại...
Giúp nhau xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng là yêu cầu cần thiết và bước đầu đã đem lại hiệu quả ở Yên Lập. Tuy nhiên cần phải có sự quan tâm hơn nữa của các cấp, ngành, đoàn thể góp phần thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo một cách có hiệu quả và bền vững.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 368 doanh nghiệp thương mại, dịch vụ. Doanh thu thương mại, dịch vụ năm 2010 ước đạt 3.521 tỷ đồng.
(HBĐT) - 9 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp huyện Lương Sơn ước đạt gần 375 tỷ đồng tăng 47,1 % so với cùng kỳ, thực hiện 75,5% kế hoạch huyện giao và 67,4% kế hoạch tỉnh giao. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 391,3 tỷ đồng tăng 72,3% so với cùng kỳ, thực hiện 67,4% kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,3 triệu đồng.
(HBĐT) - Ngày 16/10, Sở LĐ - TB & XH tỉnh đã phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức sàn giao dịch việc làm. Gần 600 đoàn viên, thanh niên, người lao động, học sinh, sinh viên đến từ 24 xã, thị trấn trong huyện đã đến với sàn giao dịch.
(HBĐT) - Năm 2010, phong trào thi đua lao động sản xuất trên các công trình trọng điểm được đẩy lên cao độ, là những hành động thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiều công trình được đưa vào khai thác, nhiều công trình được khởi công đã góp phần quan trọng tạo sức bật mới cho sự đổi thay trên quê hương Hòa Bình.
(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao gồm 20 xã, thị trấn nhưng có đến 11 xã nằm trong vùng ĐBKK, 15 xã chuyển dân vùng hồ sông Đà. Địa hình đồi núi chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo ở mức cao nhất tỉnh. Xác định mục tiêu xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, huyện đã huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh sản xuất, phát triển KT-XH. Trong đó, xác định thế mạnh là nông, lâm nghiệp kết hợp.
(HBĐT) - Trong những năm qua, thành quả mà Bưu điện tỉnh đạt được chính là sự phối hợp chặt chẽ, sự thống nhất trong tư tưởng và hành động giữa chuyên môn, công đoàn và các đoàn thể trong bưu điện tỉnh. Đặc biệt là sự đoàn kết, quyết tâm trong đội ngũ CB-CNV trong việc thực hiện các phong trào do công đoàn Bưu điện tỉnh phát động.